| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc sẽ triển khai vệ tinh giám sát rạn san hô và tàu ở Biển Đông

Thứ Năm 16/08/2018 , 10:44 (GMT+7)

Các vệ tinh được phóng vào năm 2019 có thể giám sát Biển Đông trong vài ngày so với hiện tại là từ hai đến ba tháng.

Ảnh chụp từ vệ tinh các công trình Trung Quốc cải tạo trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tháng 3/2018. Ảnh: Reuters.

Báo cáo ngày 15/8 của Viện Tam Á về Viễn thám thuộc Viện Khoa học hàn lâm Trung Quốc cho biết tỉnh Hải Nam sẽ phóng các vệ tinh thương mại đầu tiên để giám sát Biển Đông, Global Times đưa tin.

Dựa trên nguyên mẫu là ba vệ tinh đầu tiên của hệ thống Vệ tinh Quan sát Trái Đất Hải Nam-1, các vệ tinh dự kiến sẽ được phóng vào năm 2019. Giám đốc Viện Yang Tianliang cho biết các vệ tinh này có thể giám sát được Biển Đông "trong vòng vài ngày so với hiện tại là từ hai đến ba tháng".

Mỗi vệ tinh Hải Nam-1 sẽ mang theo một camera và một hệ thống nhận dạng tự động (AIS). "Các vệ tinh Hải Nam-1 sẽ theo dõi mọi rạn san hô và tàu trong Biển Đông, có thể giúp cung cấp phản ứng chính xác và nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp", báo cáo nêu. 

Các vệ tinh Hải Nam-1 nằm trong số 10 vệ tinh sẽ được Trung Quốc phóng trong vòng 4-5 năm tới, có khả năng giám sát Biển Đông ngày và đêm, phân tích mọi diễn biến mới trên vùng biển và chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của tàu thuyền.

Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng trong những năm gần đây khi Trung Quốc ào ạt cải tạo các bãi đá thành đảo nhân tạo. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và xây đường băng, đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay quân sự hạng nặng. Ngoại trưởng Trung Quốc tuần trước xác nhận việc quân sự hóa Biển Đông nhưng biện bạch rằng họ làm vậy để đối phó với "một số quốc gia", ám chỉ Mỹ.

Quốc hội Mỹ hôm 3/8 thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2019, trong đó yêu cầu Lầu Năm Góc phải thường xuyên báo cáo "về các hoạt động quân sự và đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông". NDAA 2019 dự kiến sớm được Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt và đưa vào thực thi.

Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động trái phép, tránh làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Gia Lai: Học sinh tử vong khi băng qua đường

Khi băng qua đường, em Đ.V.T (học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (xã Đông, huyện Kbang) bị xe khách tông và tử vong tại chỗ.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.