| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 17/11/2011 , 09:54 (GMT+7)

09:54 - 17/11/2011

Truyền thông amateur

Festival lúa gạo đã xong, Agroviet, Liên hoan Trà vừa xong. Có người đặt câu hỏi tại sao những lễ hội hoành tráng như thế, chu đáo như thế, tốn kém như thế nhưng sao báo chí lại chỉ đưa tin bài một cách phải đạo, chiếu lệ, chẳng bù cho một vụ tai nạn giao thông, một vụ án.

Câu hỏi trên được chuyển cho các nhà báo, lâu năm có, mới vào nghề có và tất cả đều gãi tai: Thực ra muốn viết cho hay, cho sinh động lắm nhưng chẳng biết viết cái gì, cái gì cũng cũ, cái gì cũng biết rồi, thôi thì đành gồng lên trả bài vậy.

Sếp tôi bảo “làm nhà báo mà chỉ đưa tin, viết bài phản ánh đơn thuần, không còn trào dâng cảm xúc nữa thì nên nghỉ đi”.

Có lẽ tất cả đều đúng và chỉ có giải thích được rằng truyền thông chúng ta đang ở đẳng cấp nghiệp dư amatuer, từ người tổ chức đến nhà báo.

Vật chất thôi không thể mang đến cảm xúc mà cảm xúc chỉ đến nếu vật chất đấy thấm đẫm văn hóa. Việc Chính phủ giao cho Hậu Giang, Sóc Trăng tổ chức Festival lúa gạo, giao cho Tiền Giang tổ chức lễ hội trái cây, giao cho Bình Phước tổ chức lễ hội điều, giao cho Thái Nguyên tổ chức  liên hoan trà, giao cho Huế, Hà Nội tổ chức hội chợ làng nghề … là muốn lợi dụng vốn tự có về văn hóa ở những vùng đấy ấy để nâng cánh cho sản vật. Thế nhưng yếu tố văn hóa trong các lễ hội đấy hoặc đang bị xem nhẹ, hoặc không đủ tài để khai thác nó.

Lại thêm, lễ hội nào cũng “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” thì nếu nhà báo non tay nghề cũng rất dễ bị “thấy cây mà chẳng thấy rừng”. Nên ngoài việc cập nhật thường xuyên tin tức số liệu, ảnh đẹp cho báo chí thì những nhà tổ chức phải khéo léo vạch cho họ những con đường, những góc nhìn, điều mà xưa nay chúng ta quen gọi là “định hướng”. Điều hấp dẫn các nhà báo nhất là tạo nên vấn đề, tạo nên sự kiện trong sự kiện, chứ không phải là dọn nên bữa tiệc búp phê thừa mứa để các nhà báo tự chọn.

Bề rộng của các lễ hội là… lễ hội, bề sâu của lễ hội là các diễn đàn, hội thảo khoa học, thế nhưng gần như tất cả các diễn đàn, hội thảo được tổ chức trong các lễ hội lại có chất lượng không cao, số liệu cũ, tư tưởng cũ, không có tiếng nói phản biện.

Không phải ngẫu nhiên mà bất cứ lễ hội nào, sự kiện nào, hội chợ nào của những nước phát triển tổ chức cũng có bộ phận chuyên trách truyền thông đồ sộ và tài năng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm