| Hotline: 0983.970.780

Từ câu chuyện nhiễm sán dây lợn tại trường mầm non Bắc Ninh đến quan niệm sai lầm về thực phẩm sạch

Thứ Bảy 16/03/2019 , 13:13 (GMT+7)

Hiện nay, có một bộ phận người dân vẫn tồn tại quan điểm lợn phải thả rông, gà phải leo đồi chạy bộ mới là lợn sạch...

Dư luận và đặc biệt là các bậc phụ huynh những ngày gần đây không khỏi bàng hoàng, choáng váng, đau xót trước việc hàng chục trẻ tại một trường mầm non thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm sán dây tập thể (hay còn gọi là lợn gạo) nghi do ăn phải thịt lợn có chứa sán.

Câu chuyện trách nhiệm của nhà trường và đơn vị cung cấp thực phẩm đã có các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ, cái mà chúng tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt qua câu chuyện này là một bộ phận lớn người dân Việt cần có sự thay đổi kiến thức, quan điểm về thực phẩm sạch theo hướng khoa học phù hợp với thực tiễn phát triển của nhân loại.

Phương thức chăn nuôi truyền thống đã thay đổi và người tiêu dùng cũng nên thay đổi quan niệm về thực phẩm sạch theo hướng khoa học

Trao đổi với NNVN, ông Phùng Minh Phong, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) cho biết, bệnh sán dây hay còn được dân gian gọi là bệnh lợn gạo khá phổ biến trước đây, song do quá trình chăn nuôi công nghiệp phát triển nên lâu rồi bệnh này ít xuất hiện và các đơn vị nghiên cứu cũng không còn tìm hiểu, điều tra về loại bệnh này nữa.

Về nguyên nhân của bệnh sán dây, theo ông Lê Hồng Phong chủ yếu do thói quen chăn nuôi truyền thống của người dân, đặc biệt là tận dụng phế phẩm trong trồng trọt cho lợn ăn sống. Mầm bệnh sán dây tồn tại và có nguy cơ cao nhất trong bèo tây, một loại thức ăn khá phổ biến trong chăn nuôi lợn theo cách cũ của người dân do sán dây có thể tồn tại trong các vật chủ trung gian là vật nuôi, trong cả các loài thủy sinh nên rất dễ bám vào rễ cây bèo tây. Tất nhiên, việc chăn nuôi lợn bằng bèo tây hay rau chuối truyền thống nếu được xử lý sạch sẽ, đúng quy trình nấu chín, ăn uống vệ sinh thì cũng sẽ hạn chế việc lợn bị nhiễm giun sán.

Hiện nay, có một bộ phận người dân vẫn tồn tại quan điểm lợn phải thả rông, gà phải leo đồi chạy bộ mới là lợn sạch, thậm chí phải các loại lợn bản địa đem đó đánh tiết canh ăn mới ngon, trong khi thực tế chính những loại lợn, gà được nuôi theo cách thả rông không kiểm soát ấy mới là nguyên nhân nguy cơ cao nhất nhiễm các loại giun sán.

Thực tế, hiện nay những người chăn nuôi lợn, gà bản địa hay các doanh nghiệp cung ứng gà lông màu lớn của nước ta như Dabaco, CP, Japfa, Minh Dư, Lượng Huệ… đã không còn khuyến cáo khách hàng, nông dân quy trình chăn nuôi thả rông bừa bãi nữa. Thay vào đó là những mô hình nuôi lợn, gà truyền thống bản địa chăn thả có kiểm soát. Tức là lợn, gà vẫn được nuôi nhốt và được thả cho rong chơi, phơi nắng trong một phạm vi đã được kiểm soát về vệ sinh, thú y.

Đặc biệt, nguồn thức ăn của lợn, gà bản địa cần áp dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp theo công thức riêng hoặc nếu chăn nuôi theo thức ăn truyền thông cũng phải nấu chín hoặc thức ăn ủ lên men theo đúng khuyến cáo của ngành chăn nuôi.

Do đó, FAO đã từng khuyến cáo ngành chăn nuôi Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập và dịch bệnh phức tạp như hiện nay, các mô hình chăn nuôi kiểu tận dụng cơm thừa, canh cặn hay phế phụ phẩm nông nghiệp không nên được khuyến khích.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’

Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.