| Hotline: 0983.970.780

Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ Sáu 23/05/2008 , 07:00 (GMT+7)

Năm 2007, Bộ NN- PTNT đã giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 43 cho 68/70 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó: Bộ NN cũ 61 đơn vị; Bộ Thủy sản cũ 7 đơn vị, hoạt động trong 3 lĩnh vực: sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp y tế.

*Các trường mới tự lo được 20%

Đối với lĩnh vực đào tạo, Nghị định 43 của CP đã góp phần tháo gỡ về cơ chế tài chính cho các trường có khả năng và điều kiện khai thác nguồn thu từ các hoạt động bên ngoài. Cơ chế mới cũng kích thích các đơn vị chủ động tìm kiếm thị trường đào tạo, mở ra nhiều loại hình đào tạo, từ đó tăng nguồn thu, cải thiện đời sống của giáo viên, viên chức và người lao động, có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn cho hoạt động đào tạo.

Trụ sở làm việc của nhiều trường đã được tu sửa, nâng cấp khang trang với các trang thiết bị và điều kiện làm việc tốt hơn như Trường CĐ Nghề Cơ giới 1, Trường CĐ Nghề Cơ điện Hà Nội, Trường ĐH Thuỷ lợi, Trường CĐ Nông lâm, Trường TH Lương thực thực phẩm và VTNN (cũ)...Đặc biệt, qua kết quả thực hiện, một số đơn vị đã chi trả thu nhập tăng thêm cho CBVC khoảng 1 lần…

Tuy nhiên, do đặc thù của Bộ NN- PTNT, nhiều trường số học sinh phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo và thuộc các đối tượng ưu tiên khác nên nguồn thu từ học phí rất hạn hẹp. Mặt khác còn phải giành một số lớn kinh phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng.

Năm 2008, do có sự sắp xếp lại về tổ chức, đến thời điểm này còn 36 trường thuộc đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Bộ. Tuy nhiên, đến nay trường có mức tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên cao nhất khoảng 35% (Trường ĐH Thuỷ lợi) và 26% (Trường ĐH Lâm nghiệp); thấp nhất chỉ là 11% (Trường CĐ Nghề Chế biến gỗ). Các trường còn lại chỉ tự bảo đảm được trên dưới 20% kinh phí cho hoạt động thường xuyên. Như vậy, để tiến tới tự đảm bảo 100% kinh phí cho hoạt động thường xuyên đối với các trường thuộc Bộ NN và PTNT là vấn đề rất khó khăn.

Ngoài ra, chế độ thu học phí thực hiện theo quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cách đây gần 10 năm đã không còn phù hợp. Hàng năm, NSNN vẫn phải hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo.

* Đảng ủy Cơ quan Bộ NN- PTNT vừa ban hành Chỉ thị số 179-CT/ĐU về việc nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. 

* Ngày 15/5, Bộ NN- PTNT và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về NN- PTNT. (Minh Huế)

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.