| Hotline: 0983.970.780

Tục uống rượu cần ngày tết của đồng bào Thái xứ Thanh

Chủ Nhật 14/02/2021 , 11:33 (GMT+7)

Tục uống rượu cần ngày tết trở thành một nét văn hóa độc đáo từ bao đời nay của đồng bào Thái xứ Thanh. Nét đẹp ấy được lưu giữ nhưng đang dần mai một.

Uống rượu cần ngày tết trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh nhưng đang dần mai một. Ảnh: Võ Dũng.

Uống rượu cần ngày tết trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh nhưng đang dần mai một. Ảnh: Võ Dũng.

Tục uống rượu cần là nét đẹp không không thể thiếu trong ẩm thực của đồng bào Thái xứ Thanh trong ngày tết và các ngày lễ. Những chóe rượu được ủ từ men lá, củ, quả rừng, uống bằng cần trở thành một nét văn hóa đặc sắc.

Ông Ngân Như Luận, Thôn Cao, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước cho biết, làm rượu cần theo truyền thống là công việc hết sức tỷ mỉ. Muốn có một chóe rượu cần uống đúng dịp, thơm ngon, đậm đà, chủ nhân phải lên rừng hái các loại lá thuốc bắc (9-10 loại, đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi, chua, chát), về kết hợp với ớt cay, gạo nếp, sắn, nhân trần...

Các loại nguyên liệu sẽ được giã nhuyễn, nặn thành men theo tỷ lệ 5 cái – 1 đực. Sau khi ngâm ủ, 1-2 tháng có thể sử dụng được rượu cần. Rượu cần càng để lâu uống càng ngon.

Bài liên quan

Giã men là công đoạn quan trọng bậc nhất, quyết định chất lượng của chóe rượu cần. Sau khi men được giã xong, người làm rượu sẽ nhào với nước, nặn thành từng viên nhỏ, bọc bên ngoài bằng một lớp trấu, rồi đem hong khô.

Công đoạn này không phải ai trong gia đình cũng có thể làm được. Theo kinh nghiệm của những người làm rượu cần, phụ nữ “đến tháng” thì không được tham gia công đoạn này, nếu tham gia rượu sẽ không lên men.

Ngoài men lá, cái rượu cũng là thành phần quan trọng làm nên một chóe rượu cần. Cái rượu chủ yếu được làm từ sắn.

Sắn khô treo trên gác bếp, ngâm mềm bởi nước suối đầu nguồn trong vắt, đem rửa cho thật sạch, sau đó đồ lên cho đến khi bở tơi. Sắn nguội đem trộn với men lá, rồi cho vào vò ủ trong nhiều tháng sẽ cho ra đời món rượu cần thơm ngọt.

Để có chóe rượu cần thơm ngon đậm vị, quá trình chế biến phải tinh tế từ cách chọn nguyên liệu đến khâu pha trộn thủ công. Người phụ nữ Thái với đức tính chịu thương chịu khó và khéo léo, thường đảm nhận việc làm men và chưng cất rượu trong gia đình. Mỗi khâu, mỗi công đoạn đều cần đến sự tỉ mỉ của người làm. Lựa chọn nguyên liệu làm men rồi đến công đoạn ủ rượu, chưng cất cũng cầu kỳ không kém. Rượu để trong các chóe lớn nhỏ khác nhau thì thời gian ủ cũng khác nhau. Có chóe chỉ sau 1 tháng đã uống được, nhưng có chóe phải đợi cả năm trời rượu mới đậm vị.

Ngày nay, rượu cần được thương mại hóa với giá khoảng 250-300 nghìn đồng/chóe 4-5 lít. Tuy nhiên, điều khiến ông Luận băn khoăn nhất là hiện nay có một số gia đình đang khiến rượu cần mất đi nét đẹp truyền thống: “Nhiều nhà sản xuất rượu cần nhưng không lên rừng lấy lá thuốc như trước kia nữa mà sử dụng men mua sẵn. Điều này khiến rượu cần không ngon, không đặm đà và mất đi nét đẹp truyền thống”.

Ông Lò Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Cao cho biết, thường thì đêm giao thừa, cả làng sẽ có một chóe rượu cần lớn đặt ở giữa sân, già trẻ, trai gái quây quần hò hát, uống rượu cần để chào đón năm mới.

Mỗi tốp uống 1 lần khoảng 6-10 người và sử dụng sừng trâu để đong lượng rượi. Lúc bắt đầu uống, chóe rượu được đổ đầy nước lọc (nước suối hoặc nước đun sôi). Mỗi nhóm sẽ uống hết 3 sừng trâu thì đến một nhóm khác. Cứ thế, chóe rượu cần sẽ được uống đến tận sáng mới nhạt.

Uống rượu cần ngày tết đang dần mai một

"Tục uống rượu cần ngày tết tại Lũng Cao đang dần mai một. Cùng với sự phát triển, tiếp biến văn hóa các dân tộc, vùng miền, hiện nay mỗi gia đình đều tự tổ chức một chóe rượu cần nhỏ trong nhà. Rượu sẽ được uống lúc đón giao thừa, lúc đón khách quý. Ngày xưa, hễ có khách là rượu cần lại được đem ra mời nhưng nay cũng đang dần mai một. Khách đến, thường gia chủ chỉ đem rượu gạo ra tiếp, uống vài chén rồi đi chứ không ngồi lâu uống rượu, ca hát như trước nữa. Đó thực sự là điều đáng tiếc” – ông Lò Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Cao.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm