| Hotline: 0983.970.780

Rượu và nghi thức uống rượu cần

Thứ Năm 17/07/2014 , 08:10 (GMT+7)

Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng một giờ đồng hồ cho rượu ngấm...

* Xin cho biết, rượu ra đời đầu tiên ở nước nào và nghi thức uống rượu cần như thế nào?

Lê Xuân Hà, Triệu Phong, Quảng Trị

Rượu có từ thời cổ xưa. Trên những vật còn lại từ thời Hy Lạp cổ đại người ta thấy có những minh họa cả quá trình nấu rượu. Các tài liệu khảo cổ cho biết, cách đây 6.000 năm, người dân Ai Cập ở dọc sông Nile đã có tập quán nấu rượu. Các hình vẽ trên Kim Tự Tháp cũng cho thấy nghề nấu rượu và làm bia rất phổ biến ở Ai Cập cổ.

Trong Kinh thánh cũng có đoạn miêu tả cảnh say rượu của Noé sau khi sống sót qua cơn đại hồng thủy (cách đây trên 5.000 năm). Rượu đã được sản xuất tại Trung Quốc từ thời Long Sơn (cách đây trên 4.000 năm).

Trong các chữ khắc trên xương, mai rùa (giáp cốt văn tự) từ thời Ân Thương (thế kỷ 17-11 trước Công nguyên) đã thấy có chữ Tửu.

 Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.

Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, dù là nhà rông của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng một mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ.

Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng một giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ đen bóng như gỗ mun.

Cũng có khi dùng sừng trâu để thay thế. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét. Rượu cần là nét văn hóa không thể thiếu được trong các lễ hội, ma chay, cưới xin... của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.