| Hotline: 0983.970.780

Tưởng niệm Gạc Ma

Thứ Năm 14/03/2019 , 09:44 (GMT+7)

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng LLVTND, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, nguyên Trung đoàn trưởng công binh 83 - Quân chủng Hải quân nói về việc Trung Quốc đơn phương nổ súng sát hại chiến sĩ Hải quân Việt Nam để chiếm đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Tránh mắc mưu khiêu khích

Thiếu tướng Hoàng Kiền rất bức xúc về điều này. Ông nói: “Người ta nói có lệnh không được nổ súng là hoàn toàn không đúng đâu. Chúng ta khẳng định Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ xưa đến nay”.

53764506-362512994591953-1715859204486463488-n144352715
Thiếu tướng Hoàng Kiền (Ảnh: KMS)

“Chúng ta luôn cảnh giác với âm mưu của đối phương. Không được khiêu khích, không được để người ta lấy cớ để người ta tấn công mình. Đây là quan điểm xuyên suốt. Tất cả các nước xâm lược các nước khác đều lấy cớ hết. Mỹ gây ra sự kiện vịnh Bắc Bộ (1964) để kiếm cớ đánh ra miền Bắc, vu cáo Việt Nam. Hải quân không bao giờ nổ súng trước, không bao giờ gây sự để Trung Quốc tạo cớ đánh. Bây giờ Trung Quốc vẫn đổ vấy cho ta nổ súng bắn trước đấy. Đấy là lệnh không được nổ súng trước, không được gây sự để người ta tạo cớ. Chứ còn không có ai là người chỉ huy lại ra lệnh không được nổ súng. Không nổ súng thì quân đội để làm cái gì? Đấy là những cái người ta phát biểu sai, hoàn toàn không đúng”. 

Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết, chúng ta quyết tâm giữ Trường Sa rất sớm. Tư lệnh Hải quân - Đô đốc Giáp Văn Cương khi đó đã tổ chức chiến dịch CQ88 chính là chiến dịch bảo vệ chủ quyền Trường Sa. 

“Trung Quốc muốn chiếm các đảo Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma, bắn chìm 2 tàu vận tải. Nhưng họ chỉ chiếm được đảo Gạc Ma, còn chúng ta vẫn giữ được đảo Cô Lin và đảo Len Đao. Nếu chúng ta có điều kiện đưa quân ra tiếp thì vẫn giữ được đảo Gạc Ma nhưng vì xa quá, không có điều kiện nữa, lại bị tàu chiến Trung Quốc uy hiếp cho nên chúng ta mất đảo Gạc Ma. Giữ được 2 đảo Cô Lin và Len Đao tôi cho rằng đó là hai chiến công rất lớn của Hải quân trong chiến dịch CQ88”, Thiếu tướng Hoàng Kiền nhấn mạnh.
 

Bảo vệ Trường Sa

Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của các hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến. Tàu hỗ trợ của Trung Quốc gồm có: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, 1 tàu kéo, 1 tàu đo đạc, và 1 công-tông cỡ lớn. Cùng với đó là một lượng lớn tàu vận tải các loại giả dạng tàu cá đến hoạt động trinh sát, thăm dò, khảo sát... Hành động này của Trung Quốc đã gây ra tình trạng rất căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

"Lịch sử Lữ đoàn 83 Công binh - Hải quân" (xuất bản năm 2018) ghi rõ: "Trước những diễn biến phức tạp, được sự nhất trí của cấp trên, Tư lệnh Hải quân kiêm Chỉ huy trưởng Vùng 4 quyết định lập khung đóng giữ bảo vệ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Theo kế hoạch, ta sẽ đưa lực lượng ra đóng giữ đảo Gạc Ma trước để làm chỗ dựa sau đó tiếp tục đưa lực lượng ra đóng giữ đảo Cô Lin và đảo Len Đao. Vì vậy, trong khi tổ chức đưa lực lượng lên xây dựng, đóng giữ ở Gạc Ma, thì sử dụng tàu HQ505 do Thiếu tá Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng và tàu HQ605 do Thượng úy Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng đến neo giữ, sẵn sàng ủi bãi để bảo vệ Cô Lin và Len Đao.

53615547-2093872780729011-4938075576981258240-n144851156
Công binh Hải quân xây dựng Trường Sa (Ảnh tư liệu của Thiếu tướng Hoàng Kiền)

Lực lượng làm nhiệm vụ đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma do Thượng úy Nguyễn Mậu Phong được bổ nhiệm làm Đảo trưởng kiêm Bí thư Chi bộ và Thiếu úy Trần Văn Phương làm Đảo phó.

Các chiến sĩ của Lữ đoàn 146 và của Trung đoàn 83 do Thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Đảo trưởng đảo Gạc Ma chỉ huy đã bình tĩnh, dũng cảm đứng vây quanh kiên quyết bảo vệ cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Đến 20h10 ngày 11/3/1988, tàu HQ604 xuất phát từ căn cứ Cam Ranh chở lực lượng đi làm nhiệm vụ theo kế hoạch. Tàu HQ604 do Đại úy Vũ Phi Trừ làm Thuyền trưởng, chở một phân đội thuộc Lữ đoàn 146 ra đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma. Cùng đi trên tàu HQ-604 còn có cán bộ, chiến sĩ hai khung xây dựng đảo (70 người) thuộc Trung đoàn công binh 83 Hải quân".

Bọn giặc đê hèn nổ súng vào Thiếu úy Trần Văn Phương. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương hô lớn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống của Quân chủng”.

 

Xem thêm
Tháng phim điện ảnh tri ân huyền thoại màn bạc Alain Delon

Tháng phim điện ảnh từ 12h ngày 16/12/ 2024 đến 24h ngày 16/1/2025, với ba tác phẩm nổi tiếng cho sự góp mặt của huyền thoại màn bạc Alain Delon.

Hojlund giúp Man.Utd ngược dòng thành công

Man.United giành chiến thắng quan trọng tại lượt trận tiếp theo Europa League 2024/2025 dù bị dẫn trước.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.