| Hotline: 0983.970.780

Tuyệt đối không cấy khi nhiệt độ xuống dưới 15⁰C

Thứ Năm 06/02/2020 , 08:59 (GMT+7)

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vừa đưa ra nhiều lưu ý với các địa phương trong thời kỳ sản xuất lúa vụ đông xuân 2019 – 2020.

13-27-53_1
Điểm mô hình sản xuất mạ khay tại Hải Dương.

Theo kế hoạch, ĐBSH, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ gieo cấy trên 1,1 triệu ha lúa đông xuân. Diện tích này giảm 11,4 nghìn ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Tới nay, tại các tỉnh Bắc Trung bộ đã gieo cấy được khoảng 295 nghìn ha/350,5 nghìn ha kế hoạch, đạt khoảng 84%. Trong đó các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh gieo cấy cơ bản xong.

Các tỉnh ĐBSH và Trung du miền núi phía Bắc đang tập trung lấy nước, làm đất chuẩn bị cấy. Đến nay, đối với các diện tích cấy các địa phương đã chỉ đạo bà con nông dân gieo mạ chuẩn bị cấy cơ bản xong. Một số diện tích gieo sạ bà con nông dân đã chuẩn bị giống đủ.

Cục Trồng trọt cho biết, diện tích đã gieo cấy tại hai vùng này đạt khoảng 100 nghìn ha/755 nghìn ha kế hoạch (đạt khoảng 13,2%). Trong đó tập trung tại một số tỉnh gieo cấy sớm như: Vĩnh Phúc 15 nghìn ha, Phú Thọ 22 nghìn ha, Hà Nội khoảng 11 nghìn ha, Hòa Bình 8,4 nghìn ha, Yên Bái khoảng 5 nghìn ha và Hà Giang khoảng 2,5 nghìn ha.

Trong điều kiện thời tiết cũng như khung thời vụ hiện nay, Cục Trồng trọt lưu ý các địa phương, người dân thực hiện tốt một số việc sau:

Tập trung tốt nhất các phương tiện, dụng cụ che chắn để chống rét cho mạ bằng vòm che phủ ni lông, tưới đủ nước để giữ ấm cho mạ; không bón phân đạm vào những ngày trời rét, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp nguội để chống rét cho mạ. Tuyệt đối không cấy khi nhiệt độ trung bình ngày đêm xuống dưới 15oC.

Chỉ đạo gieo cấy lúa đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất, thời gian cấy lúa tập trung từ 10-20/2/2020 và kết thúc cấy lúa trong tháng 2/2020.

Chuẩn bị tốt công tác lấy nước và làm đất để đảm bảo sẵn sàng ruộng cho việc cấy lúa, không để tình trạng mạ chờ lúa, cấy mạ non, cấy thưa, ít dảnh.

Đảm bảo đủ nước cho lúa mới cấy để cây lúa sinh trưởng tốt, đồng thời có tác dụng chống rét cho lúa mới cấy.

Hạn chế gieo thẳng, tăng cường áp dụng sử dụng mạ khay, máy cấy nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước tưới.

Áp dụng biện pháp bón phân cân đối, theo hướng bón nặng đầu, nhẹ cuối để cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm tạo ra số dảnh hữu hiệu cao, góp phần tăng năng suất lúa.

13-27-53_2
Cục Trồng trọt lưu ý, tuyệt đối không cấy khi nhiệt độ trung bình ngày đêm xuống dưới 15⁰C.

Trước đó, ngày 4/2, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng nhiều cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT đã đi đôn đốc, kiểm tra công tác sản xuất vụ đông xuân tại Hải Dương.

Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương cho biết, đối với cây lúa, tính đến ngày 3/2, diện tích có nước toàn tỉnh đạt trên 50 nghìn ha (87,5% kế hoạch gieo cấy). Hiện, Hải Dương đã gieo cấy được hơn 3 nghìn ha trà xuân sớm.

Cũng theo ông Quân, từ năm 2019, tỉnh Hải Dương đã ban hành đề án hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất, trọng tâm là sử dụng máy cấy thay thế sức người. Tuy nhiên, diện tích lúa được cấy mấy của Hải Dương tới nay mới đạt 5%. Hải Dương đề ra kế hoạch, tới năm 2025, 25% lúa được cấy máy, thay thế sức người

Trong khi đó, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cũng lưu ý các địa phương, người dân cần theo dõi sát sao tình hình sâu, bệnh đầu vụ. Điển hình như sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn. Tiếp theo là các loại rầy nâu, rầy lưng trắng – môi giới truyền bệnh lùn sọc đen.

Hiện nay, Cục đã chủ động căn cứ vào thời vụ, hình thái thời tiết để lên các kịch bản cho từng vùng riêng biệt. Ông Trung đề nghị, cơ quan chuyên môn các tỉnh cần tập trung hướng dẫn bà con giám sát đồng ruộng. Khi thấy các triệu chứng từng loại sâu, bệnh cần kịp thời phòng trừ theo hướng dẫn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm