| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ số kiểm soát và minh bạch an toàn thực phẩm

Thứ Bảy 07/12/2024 , 09:14 (GMT+7)

Các công cụ như blockchain và mã QR đang được áp dụng rộng rãi, cho phép khách hàng dễ dàng kiểm tra thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất.

Theo đại diện Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đảm bảo chất lượng đầu vào và thể hiện sự tuân thủ qua các chứng nhận như ISO 22000:2018. Ảnh: NNVN.

Theo đại diện Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đảm bảo chất lượng đầu vào và thể hiện sự tuân thủ qua các chứng nhận như ISO 22000:2018. Ảnh: NNVN.

Khẳng định tại Hội thảo tập huấn về tăng cường an toàn thực phẩm ngày 6/12, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp, cho biết: “Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đảm bảo chất lượng đầu vào và thể hiện sự tuân thủ qua các chứng nhận như ISO 22000:2018”. Đây là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) dựa trên phương pháp HACCP, giúp giảm thiểu rủi ro và xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Ngoài ISO 22000:2018, các chứng nhận khác như Halal, Global GAP, hay phúc lợi động vật cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào những thị trường xuất khẩu khắt khe. Tuy nhiên, bà Hạnh lưu ý rằng một số doanh nghiệp sau khi đạt chứng nhận lại không gia hạn khi hết hiệu lực, chủ yếu do chi phí cao. Việc duy trì bền vững các chứng nhận này cần được chú trọng để bảo vệ niềm tin của khách hàng và tăng giá trị và chất lượng sản phẩm.

Công nghệ Blockchain với kỹ thuật tiên tiến sở hữu những ưu điểm như không thể làm giả hoặc phá hủy chuỗi dữ liệu; đảm bảo tính minh bạch và có độ tin cậy cao. Ảnh minh họa.

Công nghệ Blockchain với kỹ thuật tiên tiến sở hữu những ưu điểm như không thể làm giả hoặc phá hủy chuỗi dữ liệu; đảm bảo tính minh bạch và có độ tin cậy cao. Ảnh minh họa.

"Trong thời đại số hóa, minh bạch thông tin sản phẩm là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng", đại diện Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp nhận định.

Các công cụ như blockchain và mã QR đang được áp dụng rộng rãi, cho phép khách hàng dễ dàng kiểm tra thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất. Điều này không chỉ tạo sự minh bạch mà còn giúp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

Công nghệ Blockchain với kỹ thuật tiên tiến sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật: không thể làm giả hoặc phá hủy chuỗi dữ liệu; đảm bảo tính minh bạch; loại bỏ sự phụ thuộc vào các đơn vị trung gian; vận hành phi tập trung và mang lại độ tin cậy cao. Thực tế, nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đã khẳng định rằng công nghệ Blockchain là lựa chọn hàng đầu cho các giải pháp xác thực, mang đến một hệ thống an toàn, thông minh và đáp ứng hiệu quả các yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Khi xảy ra rủi ro về sức khỏe ở bất kỳ giai đoạn nào trong chuỗi cung ứng, cần có một hệ thống truy xuất ngược để xác định sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các quy định ngành, công nghệ Blockchain, với tính năng đột phá và cấu trúc phi tập trung, có thể hỗ trợ tối ưu trong việc này.

Bên cạnh chia sẻ các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bà Hạ Thúy Hạnh cũng kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà báo trong việc lan tỏa câu chuyện về sự nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ATTP, đặc biệt trong bối cảnh nông sản Việt Nam đang mở rộng xuất khẩu.

“Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo ATTP là chìa khóa để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng và giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế. Tôi hy vọng rằng câu chuyện về sự nỗ lực của các doanh nghiệp sẽ được lan tỏa, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững”, bà Hạnh chia sẻ.

Hiện nay Việt Nam đã ban hành các quy định pháp lý như Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các tiêu chuẩn về ATTP. Các trang trại được chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi và an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, cần tăng cường tuyên truyền về những trang trại đạt chuẩn cũng như các giải pháp hỗ trợ người bán, bao gồm nâng cấp trang thiết bị, cải thiện vệ sinh chuồng trại và cơ sở giết mổ.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.