| Hotline: 0983.970.780

UNIDO, FAO: Việt Nam đang làm tốt vai trò lãnh đạo trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm

Thứ Ba 25/04/2023 , 11:22 (GMT+7)

Nếu không có sự liên kết mạnh mẽ hơn để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, các quốc gia sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững diễn ra từ ngày 24 - 27/4. Ảnh: Tùng Đinh. 

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững diễn ra từ ngày 24 - 27/4. Ảnh: Tùng Đinh. 

Chia sẻ bên lề Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững, đại diện các tổ chức quốc tế đều nhất trí rằng Việt Nam đang làm tốt vai trò lãnh đạo của mình trong chuyển đổi hệ thống LTTP. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, ít tác động tới môi trường và đem lại lợi ích cho người dân.

Với nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật cho ngành nông nghiệp Việt Nam nhằm tăng cường năng lực, ứng dụng kỹ thuật số, chuyển giao công nghệ..., Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã và đang đóng góp vào nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng nông nghiệp xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành UNIDO đánh giá, Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt trong chế biến thực phẩm. Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, nông sản Việt Nam đi ra thế giới cần đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính. Việt Nam cũng đang thắt chặt các quy định liên quan đến chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đại diện UNIDO cho rằng đây là một hướng đi đúng nhằm thúc đẩy giá trị xuất khẩu cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.

“Tôi nghĩ Việt Nam đang đi đúng hướng, chúng ta đều nhìn thấy sự phát triển của Việt Nam, sự thay đổi ngoạn mục từ một quốc gia nhập khẩu trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới với hàng loạt mặt hàng nông sản dẫn đầu về xuất khẩu như gạo, cà phê...”, ông Beger đánh giá.

Ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành UNIDO đánh giá, Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm.

Ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành UNIDO đánh giá, Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm.

Tuy nhiên, quá trình phát triển sản xuất nhanh chóng này cũng kéo theo nhiều hệ lụy như suy thoái môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững hơn là yêu cầu cấp thiết.

“Trước những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang đối mặt hiện nay cho thấy rằng chúng ta cần phải tìm ra những cách thức mới trong sản xuất LTTP. Đây là hội nghị quan trọng gợi mở những bước tiến đầu tiên để đảm bảo an ninh lương thực, cũng như sản xuất lương thực không gây tổn hại tới môi trường”, ông cho biết.

Đánh giá về hội nghị, bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) khẳng định đây là cơ hội tốt để các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến cũng như cùng hợp tác để xây dựng hệ thống LTTP.

Chuyển đổi hệ thống LTTP là yêu cầu thực sự cần thiết, vì vậy nếu các quốc gia, đối tác liên kết tốt thì sự thay đổi sẽ ngày càng rõ rệt và hiệu quả hơn.

“Thực sự cần thiết để nhìn nhận những gì chúng ta cần phải làm để sản xuất tốt hơn, thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn, cải thiện môi trường hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn”, bà cho biết và khẳng định hội nghị sẽ là cơ hội để các bên tham gia đạt được các mục tiêu này.

Đại diện FAO đánh giá, hội nghị đã thể hiện vai trò của Việt Nam trong câu chuyện về chuyển đổi hướng tới bền vững, từ đó Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với thế giới và ở chiều ngược lại, các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau để thực hiện nỗ lực này.

Bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) đánh giá, hội nghị đã thể hiện vai trò của Việt Nam trong câu chuyện về chuyển đổi hướng tới bền vững. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) đánh giá, hội nghị đã thể hiện vai trò của Việt Nam trong câu chuyện về chuyển đổi hướng tới bền vững. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo đánh giá của FAO, một trong những thay đổi rõ rệt ở lần tổ chức hội nghị thứ 4 này là ý chí chính trị mạnh mẽ đối với chương trình chuyển đổi hệ thống LTTP. Tại đây, nếu không có sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia và đối tác liên quan để chuyển đổi hệ thống LTTP, sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, các mục tiêu kinh tế, ứng phó BĐKH và dinh dưỡng đặt ra.

Với khẩu hiệu “Cùng nhau chuyển đổi”, đại diện FAO nhấn mạnh mối quan hệ phụ thuộc, tác động qua lại của sản xuất có trách nhiệm và tiêu dùng có trách nhiệm, của cung và cầu. Như vậy, mọi yếu tố liên quan trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng đều phải được cân nhắc.

“Chúng ta cần xây dựng một nền sản xuất LTTP mà ở đó người dân hay người tiêu dùng có thể khỏe mạnh hơn. Chúng ta cũng cần chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể nhận thức và được thông tin đầy đủ rằng họ là một phần quan trọng của hệ thống LTTP, quyết định của họ có ảnh hưởng tới hệ thống LTTP”, bà Hawkes cho biết.

Đại diện FAO cũng cho rằng, thay đổi nhận thức cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Tất cả đều phải hiểu rằng mục đích của sản xuất nông nghiệp không chỉ là sản xuất LTTP mà còn phải đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường và yếu tố dinh dưỡng.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.