| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng gợi mở 9 vấn đề phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

Thứ Hai 24/04/2023 , 18:19 (GMT+7)

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp trưởng các đoàn tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm; đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của hội nghị trong nỗ lực chung để đạt được 17 mục tiêu Phát triển bền vững.

Video: Duy Học.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng các trưởng đoàn là Bộ trưởng nông nghiệp các nước tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, diễn ra từ ngày 24 - 27/4 tại Hà Nội.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của hội nghị trong nỗ lực chung để đạt được 17 mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc để không ai bị bỏ lại phía sau.

Theo lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, để thực hiện các mục tiêu SDGs, việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững là hết sức cần thiết. Với các mục tiêu nêu ra như sản xuất có trách nhiệm, tiêu thụ có trách nhiệm để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu, đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khỏe cho người dân trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) như hiện nay.

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp trưởng các đoàn tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững. Ảnh: Duy Học.

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp trưởng các đoàn tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững. Ảnh: Duy Học.

“Tôi đánh giá cao sự chuẩn bị của các cơ quan có liên quan. Hội nghị tổ chức tại Hà Nội quy tụ sự tham gia của hơn 200 đại biểu từ các quốc gia, thể hiện sự quan tâm, ủng hộ cũng như trách nhiệm của các bạn quốc tế”, Thủ tướng đánh giá.

Trải qua 2 năm chống dịch Covid-19, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế và cơ chế đa phương. Từ đó, các vấn đề toàn cầu cần cách tiếp cận toàn cầu, kêu gọi sự vào cuộc của bạn bè, đối tác quốc tế với mục tiêu. hợp tác phát triển. Các vấn đề ảnh hưởng toàn dân cần cách tiếp cận toàn dân.

Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”; sẵn sàng cùng các nước mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững; bảo đảm an ninh lương thực cho người dân Việt Nam, góp phần thiết thực bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới.

Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nhập khẩu lương thực, thực phẩm trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối thu chi, xuất nhập khẩu và cung cầu. GDP năm 2022 tăng hơn 8,02%, GDP bình quân đầu người ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD; xuất khẩu nông sản chạm mốc 50 tỷ USD trong đó, xuất khẩu gạo trên 70 triệu tấn. Để đạt được những thành tựu trên, Việt Nam duy trì việc coi ngành nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế.

Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, Thủ tướng gợi mở 9 vấn đề trong đó kêu gọi các bên liên quan nhìn nhận đúng vai trò và sứ mệnh của ngành nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững; cần thể chế cho nông nghiệp và phát triển lương thực, thực phẩm bền vững, sản xuất, cung ứng có trách nhiệm; thu hút nguồn vốn để phát triển nông nghiệp và lương thực, thực phẩm nói riêng, góp phần nâng cao giá trị ngành nông nghiệp hướng tới phát triển bền vững; tập trung phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ chế biến sau thu hoạch, giúp nâng cao năng suất lao động, giá trị của sản phẩm nông nghiệp; thay đổi phương thức quản lý để phân bổ nguồn lực phù hợp; nâng cao chất lượng nhân lực; lưu ý các vấn đề bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu; thiết lập chuỗi cung ứng ổn định.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước và đại diện Tổ chức Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia) hoan nghênh Việt Nam đề xướng và tổ chức Hội nghị trước nguy cơ khủng hoảng lương thực, thực phẩm do tác động của đứt gãy chuỗi ung ứng.

Lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp bày tỏ ấn tượng, đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu và những bài học, kinh nghiệm truyền cảm hứng mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, khằng định vai trò trong chuỗi sản xuất và cung ứng lương thực toàn cầu, cho rằng đây là mơ ước của nhiều nước, nhất là các nước châu Phi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer. Ảnh: Duy Học.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer. Ảnh: Duy Học.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có buổi tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer. Tại đây, Thủ tướng hoan nghênh Thụy Sĩ là quốc gia đưa ra sáng kiến về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam và các quốc gia tại hội nghị.

Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer nhận định lương thực, thực phẩm và nông nghiệp không chỉ  xoay quanh vấn đề ăn uống, tiêu thụ mà còn liên quan đến kinh tế an ninh toàn cầu. Như vậy, ông Christian Hofer cần thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa, nhằm một tương lai đầy đủ, đảm bảo an ninh lương thực tại đất nước chúng ta và các quốc gia khác.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.