| Hotline: 0983.970.780

Vải tươi niên vụ 2023 cập bến Hoa Kỳ

Thứ Sáu 23/06/2023 , 07:53 (GMT+7)

Hoa Kỳ Với giá bán khoảng 700.000 đồng/kg, vải thiều Lục Ngạn hiện được bán tại nhiều siêu thị và chợ châu Á lớn tại TP Houston, bang Texas.

Cô Jolie Nguyễn (áo đen) - CEO Công ty LNS tại buổi giới thiệu và mở bán vải thiều Lục Ngạn.

Cô Jolie Nguyễn (áo đen) - CEO Công ty LNS tại buổi giới thiệu và mở bán vải thiều Lục Ngạn.

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, Hoa Kỳ cho biết, vào ngày 20/6 (giờ địa phương), Công ty LNS International Corporation và Công ty L&V Food Supply đã phối hợp đưa lô hàng vải thiều tươi niên vụ 2023 của tỉnh Bắc Giang đến TP Houston.

Theo cô Jolie Nguyễn - CEO Công ty LNS (nhà nhập khẩu), để đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, vải Lục Ngạn đã trải qua hành trình kéo dài 4 ngày, từ Bắc Giang lên Hà Nội, bay Nội Bài đến Sài Gòn, rồi đưa qua chiếu xạ theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và kiểm tra dư lượng, trước khi vận chuyển tiếp bằng đường hàng không.

Giá bán vải tươi tại Houston hiện khoảng 13 - 15 USD/lbs, tương đương 670.000 - 770.000 đồng/kg.

Đây là lần đầu vải thiều Việt Nam xuất hiện tại Houston, bang Texas. Trước đó, người dân tại thành phố chủ yếu thưởng thức vải của các quốc gia như Mexico, Australia, hoặc từ một số bang nhiệt đới là Florida, Hawaii.

Dù được cơ quan quản lý của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ tạo điều kiện nhưng do lần đầu xuất bán, một số thủ tục xuất khẩu kéo dài hơn dự kiến. Trong khoảng 10 ngày cuối vụ, phía LNS cho biết sẽ cố gắng nhập khẩu thêm 30 - 40 tấn vải thiều.

Vải thiều Lục Ngạn được bày bán tại siêu thị TP Houston.

Vải thiều Lục Ngạn được bày bán tại siêu thị TP Houston.

Vải thiều Lục Ngạn sẽ được triển khai bán đồng loạt tại nhiều siêu thị và chợ châu Á lớn tại TP Houston. Bên cạnh đó, trái vải tươi sẽ xuất hiện thêm tại một số bang như Portland, California, Seattle… từ giờ đến cuối tuần này.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston chia sẻ, hoạt động xúc tiến đưa vải thiều tươi sang thành phố này được tiến hành từ cuối năm 2020.

Thông qua chi nhánh thương vụ, các doanh nghiệp có nhu cầu phân phối và xuất khẩu sản phẩm đã làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, cụ thể là bộ phận Thương vụ và bộ phận Kiểm dịch động thực vật (APHIS), cùng Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston. 

Ngoài giá trị thương hiệu, ông Quyền khuyến cáo doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu sâu về thị trường, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các lô hàng, đồng thời có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong chiến lược marketing, quảng bá hình ảnh sản phẩm.

Cô Hồ Thị Ngọc, Giám đốc đối ngoại CTA cùng Thống đốc bang Oregon, Hoa Kỳ.

Cô Hồ Thị Ngọc, Giám đốc đối ngoại CTA cùng Thống đốc bang Oregon, Hoa Kỳ.

Là nhà nhập khẩu, phân phối nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, LNS cho rằng sự phối, kết hợp của các doanh nghiệp gốc Việt tại nước nhập khẩu giữ vai trò quan trọng, đóng góp cho thành công chung của các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu song phương.

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tạo thêm các kênh phân phối cho nông sản trong nước, LNS đang phối hợp với công ty CTA để cùng giới thiệu và xuất khẩu các mặt hàng về kẹo ngậm thảo dược từ Việt Nam.

Cô Hồ Thị Ngọc, Giám đốc đối ngoại CTA, người từng có kinh nghiệm xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn sang thị trường Hoa Kỳ trong niên vụ 2022, cho rằng việc ngày càng có nhiều sản phẩm “Made in Vietnam” tại những thị trường khó tính như Hoa Kỳ góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt trên toàn cầu.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm