| Hotline: 0983.970.780

Vẫn còn những cánh buồm nâu thuở ấy

Thứ Bảy 10/04/2021 , 09:03 (GMT+7)

Ở 'Những cánh buồm nâu', sau mỗi chân dung là một thế hệ nghệ sĩ, một lớp người với những nỗi niềm đặc biệt, khổ ải và vinh quang.

'Những cánh buồm nâu' do NXB Phụ Nữ vừa ấn hành.

"Những cánh buồm nâu" do NXB Phụ Nữ vừa ấn hành.

Châu La Việt đến với văn học nghệ thuật từ những năm tháng tuổi trẻ của “thời hoa đỏ”. Hoàn cảnh sống, những nghệ sĩ tên tuổi anh may mắn được quen biết từ sớm và cả sau này cho anh hiểu rất rõ, rồi yêu đến mê mệt cái gian nan cực nhọc, thậm chí cái giang hồ vất vưởng và cái sang trọng, long lanh, kiêu sa khó bì, hai cực dường như rất đối lập của nghề văn.

Anh tâm sự: “Quả với tôi, văn chương đàn hát … thực sự là thiên đường. Tôi chẳng thiết gì khác ngoài nó. Khổ đau cùng cực hay ăn đói mặc rách vì nó cũng chẳng sá gì!”. Càng may mắn hơn, anh thuộc “con nhà tông” của nghệ thuật.

Mẹ anh - nghệ sĩ Ưu tú Tân Nhân, giọng nữ cao vừa mộc vừa quý phái đến thánh thiện của Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương và Nhà hát Giao hưởng hợp xướng Việt Nam, người luôn hóa thân theo lời hát, một thời hát hay nhất về nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước trong cái buồn, cái đẹp, nỗi nhớ, niềm thương trước mênh mông biển trời sóng xô và cách vời (Xa khơi, Ru con Nam Bộ, Câu hò bên bờ Hiền Lương). Giọng hát của bà là cuộc đời, số phận, nước mắt của đất nước, nhân dân và của chính bà.

Cha anh, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ - tác giả của nhiều ca khúc tình yêu, tình quê hương đất nước mà bất kì ca sĩ nổi danh nào của Sài Gòn trước năm 1975, như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Hương Lan… cũng chọn để hát.

Phạm Duy ví ông như “Ông Hoàng của âm nhạc, thơ ca”. Cuộc đời và sáng tác của ông cũng lắm thác ghềnh và luôn là độc bản “Hỏi vì sao con thuyền ra đi bỏ bến? Hỏi vì sao thế giới đông người nhưng chỉ thấy riêng ta?... Hỏi tại sao thế giới đông người anh chỉ thấy riêng em?”.

Nghĩa phụ, cha dượng của anh, nhà báo Lê Khánh Căn, từng phụ trách Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng, Trưởng Ban Bạn đọc báo Nhân dân. Ông góp phần quan trọng cho sự xuất hiện của bài thơ nổi tiếng “Gửi lời chào lớp Một”, nhiều năm có mặt trong sách giáo khoa Tiếng Việt, được nhiều thế hệ học sinh và phụ huynh yêu thích. (Lê Khánh Căn đã dịch từ tiếng Pháp truyện “Marutxia đi học” của nhà văn Nga Evgeny Shvarts (Nxb Kim Đồng, năm 1959), trong đó có bài thơ này. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một cần trả lại sự công bằng cho tác giả và người dịch). Chính cái “gien” và môi trường nghệ thuật gia đình đã càng khiến Châu La Việt đắm đuối với nghề.

Châu La Việt là người lính, nhà văn giàu bút lực. Anh viết kịch, văn xuôi, làm thơ, lĩnh vực nào cũng xông xáo và gặt hái được thành công. Kịch của anh đã được một số đoàn nghệ thuật nổi tiếng dàn dựng và truyền trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam Việt nam (Người mẹ Trường Sơn, Tình em trao anh, Mạch ngầm).

Nhiều tập truyện ngắn, tiểu thuyết của anh có tiếng vang: Những tầng cây săng lẻ, Ký sự miền Nam, Một buổi sáng nhiều chim, Chim vẫn hót cúc cu bên đồi, Lửa sáng phía chân trời…

Đó là những trang viết đậm chất lính, cái chất lính một cực thì rất dũng cảm, gan lì, chẳng nề gian khó, tả tơi trải qua những thử thách lửa đạn khốc liệt, chứng kiến tận mắt nhiều hi sinh mất mát của đồng đội, cực khác lại rất hào hoa, thậm tinh nghịch, thậm đa tình.

Tôi và nhiều bạn đọc rất thích những trang anh viết về chân dung các nghệ sĩ như Tân Nhân, Nguyễn Tài Tuệ, Trần Hiếu, Trung Kiên, Lê Dung, Ngọc Tân, Quang Lý, Trần Tiến, Tất Bình, Tân Nhàn, Anh Thơ, Trọng Tấn, Quang Lý, Trương Nhuận, Trần Bình v.v… (Tân Nhân & Xa khơi, Nỗi nhớ mùa đông, Vầng mây trắng vẫn bay về, Tạm biệt chim én xưa). Có lẽ anh là một trong những người viết hay, cảm động nhất về họ. Chân dung nào cũng độc đáo, xúc động.

Ở “Những cánh buồm nâu”, sau mỗi chân dung là một thế hệ nghệ sĩ, một lớp người với những cảnh, nỗi niềm đặc biệt; là thân phận, khổ ải và vinh quang, gục ngã và đứng đậy, những đam mê, cô đơn, hạnh phúc đủ lớn để thành hình.

Ngồn ngộn chi tiết đắt giá, bụi bặm và lộng lẫy lung linh, vất vưởng và sang trọng. Ào ạt và ăm ắp những cảm xúc thăng hoa. Lóe sáng và bùng nổ. Cả về tư tưởng và nghệ thuật. Nghèn nghẹn nước mắt. Chan chứa tình người. Tất cả đều là phần xương thịt, phần hồn, đạo nghĩa, tình nghĩa cụ thể của đất nước này, nhân dân này.

Với “Những cánh buồm nâu”, Châu La Việt đã có những trang viết, như nhà văn Đỗ Chu từng dặn anh: “Hãy viết như mẹ anh từng đã hát. Ngậm từng chữ, nhả từng câu, đau như lòng tằm và quý phái như tấm lụa tơ tằm. Say mê tột cùng và thương nhớ cũng tột cùng”.

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm