| Hotline: 0983.970.780

Vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé phải đạt hiệu quả cao nhất

Thứ Tư 17/02/2021 , 17:59 (GMT+7)

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại buổi kiểm tra công trường xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, ngày 17/2.

Phát huy hiệu quả công trình

Ngày 17/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra công trường xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời nghe báo cáo về tình hình phòng chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất, đời sống dân dân trong khu vực.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (thứ 2 từ phải sang) dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra công trường xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (thứ 2 từ phải sang) dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra công trường xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (thuộc Bộ NN-PTNT), hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là dự án lớn, có tính chất kỹ thuật đặc biệt phức tạp, trong khi đó thời gian thực hiện lại được rút ngắn. Đến thời điểm hiện tại, cống Cái Lớn đã hoàn thành 75% khối lượng công việc và cống Cái Bé hoàn thành 85% khối lượng công việc, trong khi thời gian thi công là 15/25 tháng (60% quỹ thời gian).

Riêng đối với cống Cái Bé, đã hoàn thành 100% các hạng mục chính và đưa vào vận hành ngăn mặn, phục vụ sản xuất từ đầu tháng 2, phát huy hiệu quả trước khi vào cao điểm mùa khô 2021. Qua đó, giúp ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản suất cho khoảng 20 ngàn ha đất lúa, cây ăn trái.

Giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết, thời gian qua, khu vực bờ biển trên địa bàn tỉnh, sạt lở đã gây mất nhiều diện tích rừng phòng hộ, đe dọa trực tiếp an toàn đến tuyến đê biển, các cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sinh kế của người dân. Tổng chiều dài bờ biển bị sạt lở là 85,5 km, trong đó huyện Hòn Đất khoảng 25 km, huyện An Biên, An Minh khoảng 52 km, còn lại thuộc huyện Kiên Lương và các xã đảo.

Hiện nay, tỉnh đã và đang triển khai 8 dự án xử lý sạt lở khẩn cấp với tổng chiều dài là 34,7 km bằng nguồn vốn của tỉnh và Trung ương hỗ trợ. Còn lại 50,8km chiều dài bờ biển bị sạt lở chưa có vốn để đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ biển.

Về khô hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2021 đang diễn tiến rất nhanh do mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các trạm nội đồng trong tỉnh Kiên Giang xuống thấp. Xâm nhập mặn tăng nhanh từ đầu tháng 2 cho đến nay. Hiện ranh mặn 4 g/l xâm nhập sâu trên sông Cái Lớn khoảng 45km và 1 g/l xâm nhập sâu khoảng 60km (qua địa phận tỉnh Hậu Giang).

Cống Cái Bé đã hoàn thành 100% các hạng mục chính và đưa vào vận hành ngăn mặn, phục vụ sản xuất, phát huy hiệu quả trước khi vào cao điểm mùa khô 2021. Ảnh: Trung Chánh.

Cống Cái Bé đã hoàn thành 100% các hạng mục chính và đưa vào vận hành ngăn mặn, phục vụ sản xuất, phát huy hiệu quả trước khi vào cao điểm mùa khô 2021. Ảnh: Trung Chánh.

Để chủ động phòng, chống hạn, mặn, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã đắp mới và gia cố là 184 đập tạm, trong đó, có 1 đập bằng cừ thép Larsen T3-Hòa Điền trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên và 183 đập đất. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư để triển khai đắp đập tạm (dự kiến ngày 25/2 tiến hành) bằng cừ thép Larsen trên kênh Ông Hiển thuộc huyện Châu Thành, đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt của thành phố Rạch Giá và các vùng phụ cận.

Huyện U Minh Thượng đã triển khai lắp đặt và vận hành 8 máy bơm nước (công suất 30HP) trên địa bàn xã An Minh Bắc để bơm dự trữ nước ngọt, cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 13 ngàn ha đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được gần 11 ngàn ha trong tổng số trên 284 ha đã gieo sạ. Dự kiến thu hoạch rộ vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và dứt điểm khoảng cuối tháng 3/2021. Đến nay, chưa ghi nhận thiệt hại về sản xuất do hạn, mặn gây ra.

Tỉnh Kiên Giang kiến nghị Bộ NN-PTNT sớm trình Chính phủ bố trí kinh phí (khoảng 1.330 tỷ đồng) để đầu tư hoàn thiện khép kín tuyến đê biển (14 cống thuộc huyện Châu Thành và An Biên), đồng bộ với hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé do Trung ương đầu tư.

Bố trí vốn triển khai Dự án kè chống sạt lở ven biển tỉnh Kiên Giang (1.164 tỷ đồng cho đoạn gần 51 km chưa có công trình phòng, chống sạt lở) để sớm đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân tại các khu vực bị sạt lở.

Đến thăm công trường cống Cái Lớn - Cái Bé ngay trong ngày đầu đi làm trở lại sau kỳ nghỉ tết, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã thăm hỏi, động viên tinh thần công nhân, nhà thầu. Thứ trưởng đánh giá cao những kết quả đã đạt được, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, phát huy hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chỉ đạo đơn vị quản lý, nhà thầu thi công phải tập trung mọi nguồn lực, phương tiện kỹ thuật để thi công với tiến độ nhanh nhất có thể, chất lượng tốt nhất, thẩm mỹ cao nhất, để sớm đưa toàn bộ công trình vào vận hành. Đồng thời, xây dựng quy trình vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé hiệu quả nhất, để phát huy hiệu quả công trình, cũng như hiệu quả đầu tư công.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…