| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 11/03/2013 , 10:15 (GMT+7)

10:15 - 11/03/2013

"Vào luồn ra cúi" để làm quan

Thông tin nhà đền Bảo Lộc (Nam Định) vừa bán ấn vừa hướng dẫn khách chui qua cửa, xuyên gầm bàn thờ vì “phải vào luồn ra cúi mới thăng quan tiến chức được” khiến dư luận giật mình.

Trong khi báo NNVN đang đăng truyện dài kỳ “Hồng nhan ký”, trước đó là truyện “Đấu giá”, với nội dung phê phán một bộ phận quan chức tìm đủ mọi thủ đoạn để thăng quan tiến chức, tìm đủ mọi cách thâu tóm quyền lực và tiền bạc, thì một thông tin mà báo chí vừa đưa mới đây hẳn sẽ khiến dư luận không khỏi giật mình, đó là chuyện Nhà đền Bảo Lộc (Nam Định) vừa bán ấn vừa hướng dẫn khách chui qua cửa, xuyên gầm bàn thờ vì “phải vào luồn ra cúi mới thăng quan tiến chức được”.

Theo thông tin này, thì Nhà đền Bảo Lộc khoét ra cái lỗ (tạm gọi như vậy) trong đền để cho “có sự khác biệt” với đền Trần, và tạo sự cạnh tranh cho những vị nào muốn đi lễ để cầu mong sự thăng quan tiến chức. Cũng chính vì thế, thay vì đóng hẳn khu hậu điện (vốn rất ít khi được mở) hoặc mở hẳn, nhà đền đã khoét một lỗ thấp sát mặt đất, đủ chiều rộng cho một người chui lọt. Sau khi mua ấn chủ về thăng quan tiến chức, nhân viên nhà đền sẽ hướng dẫn người mua “luồn cúi” trót lọt đúng lộ trình. Tháo giày dép, hàng chục người bò lổm ngổm trong gầm bàn thờ. Thậm chí, có vị còn cố bò đủ 7 vòng quanh gầm bàn thờ rồi mướt mát mồ hôi, vẻ mặt phấn khởi chui ra.

Ngoài ra, việc phát ấn của đền này cũng “tạo sự khác biệt” khi mà nó được coi là một mặt hàng xa xỉ. Giá ấn cao hơn hẳn lá ấn năm nào cũng gây sốt ở đền Trần Nam Định. Ấn để buôn bán phát tài giá 100.000 đồng/chiếc. Với công chức, ấn để thăng quan, tiến chức giá 250.000 đồng/chiếc. Tiền trao, ấn đóng. Sau khi thu đủ, nhà đền đưa ấn cho khách tự đóng lên một miếng vải vuông màu vàng, rồi phát thêm một ấn vải khác và một thẻ ép nhựa đã in sẵn.

Có người bảo, trong thời cơ chế thị trường, cái gì cũng có thể mua được bằng tiền, thì cũng nên thông cảm, bởi việc “vào luồn ra cúi để làm quan” ở đền Bảo Lộc xét cho cùng cũng chỉ là một việc giả định, tâm linh. Xét rộng ra, trong một cái chợ khổng lồ, đa dạng, người ta có thể mua được tất cả mọi thứ, miễn là có tiền. Hàng chục dặm dài bờ biển được một đại gia mua để làm khu nghỉ dưỡng, hoặc một ông trùm mua cả vùng đất rộng lớn để khai khoáng, mua cả dòng sông làm thủy điện, thậm chí biết đâu còn mua lại được mạng sống từ cái án tử hình…

Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác quyết liệt việc này, rằng không nên, thậm chí không được, đưa việc “luồn cúi” như trên vào đền chùa, bởi nó dẫn đến một hệ lụy tâm lý là ai muốn thăng quan tiến chức cũng phải vào luồn ra cúi. Đồng thời, việc trên hoàn toàn không phải một tập tục hay nghi lễ tôn giáo nào cả. Nó chỉ là một “nội quy” mà nhà đền tự nghĩ ra và thu lợi bất chính cho một nhóm người.

Một chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, cái hại đầu tiên có thể nhìn thấy, đó là đánh vào túi tiền và sự cuồng tín của người đi lễ. Thứ hai đây không chỉ là hành vi kiếm tiền vô văn hóa, bôi bẩn truyền thống lịch sử, hơn thế, những người quản lý đền đã kiếm tiền theo cách sỉ nhục phẩm chất người Việt, bôi nhọ danh giá lịch sử người Việt. Với cái cách “vào luồn ra cúi” để thăng quan, sự hèn hạ này là có và có nhiều nhưng không đại diện cho bản sắc văn hóa và phẩm chất sống của nhân dân Việt.

Những kẻ về đây mua ấn rồi “luồn cúi” lấy may, bản thân họ tự tố cáo đạo đức sống của họ. Mà những người sẵn sàng luồn cúi để được làm quan thì liệu sẽ làm được điều gì cho nước cho dân?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm