| Hotline: 0983.970.780

Vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ bị phạt tới 200 triệu đồng

Thứ Năm 09/01/2025 , 16:03 (GMT+7)

Không chỉ dừng lại ở xử phạt tiền, Nghị định 147 còn áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các vi phạm nghiêm trọng.

Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm bảo hiểm đối với cá nhân tối đa 100 triệu, tổ chức tối đa 200 triệu đồng, cùng nhiều biện pháp nghiêm khắc khác. Ảnh minh hoạ.

Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm bảo hiểm đối với cá nhân tối đa 100 triệu, tổ chức tối đa 200 triệu đồng, cùng nhiều biện pháp nghiêm khắc khác. Ảnh minh hoạ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Với hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024, nghị định này là bước tiến nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và bảo vệ quyền lợi cho cả người tham gia bảo hiểm lẫn các doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị định số 174 đặt ra những nguyên tắc rõ ràng trong việc xác định và xử lý các hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể, các hành vi vi phạm được chia thành hai nhóm chính: những vi phạm đã hoàn tất trước thời điểm phát hiện và những hành vi đang diễn ra trong quá trình kiểm tra. Đối với mỗi nhóm, Nghị định nêu rõ hình thức xử phạt, mức phạt cụ thể, cùng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm ngăn ngừa tái phạm và khắc phục tổn thất.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của Nghị định là mức xử phạt tiền cao nhằm tăng tính răn đe. Theo đó, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tới 100 triệu đồng, trong khi tổ chức vi phạm phải đối mặt với mức phạt tối đa lên đến 200 triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở xử phạt tiền, Nghị định còn áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là những hành vi gian lận, làm tổn hại đến niềm tin của khách hàng đối với lĩnh vực bảo hiểm.

Trong số các hành vi vi phạm, gian lận trong giải quyết bồi thường bảo hiểm và trục lợi tài chính được coi là nghiêm trọng nhất. Những hành vi như thông đồng với người thụ hưởng để chiếm đoạt tiền bảo hiểm, giả mạo tài liệu, hoặc cố ý làm sai lệch thông tin nhằm từ chối bồi thường sẽ chịu mức phạt tương ứng với mức độ thiệt hại.

Cụ thể, nếu số tiền chiếm đoạt dưới 10 triệu đồng hoặc thiệt hại gây ra dưới 20 triệu đồng, mức phạt có thể dao động từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng;

Nếu số tiền chiếm đoạt từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng, mức phạt có thể dao động từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng;

Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn, số tiền chiếm đoạt từ 15 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng;

Phạt tiền từ 160 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm của pháp nhân thương mại. Bên cạnh đó, đối tượng vi phạm buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt.

Đáng lưu ý, nghị định còn đưa ra chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi làm tổn hại đến quyền lợi của người mua bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp không giải thích rõ ràng về các quyền lợi, nghĩa vụ, hoặc điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng. Tương tự, các hành vi quảng cáo sản phẩm bảo hiểm không đúng quy định hoặc vi phạm các yêu cầu về quản lý trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng bị xử phạt nghiêm ngặt, với mức phạt tối đa lên đến 180 triệu đồng.

Xem thêm
Quy Nhơn: Điều tra vụ học sinh lớp 7 bị đánh dã man giữa đường

Tỉnh Bình Định xác nhận Công an xã Nhơn Hội đã chuyển hồ sơ vụ cháu Đ.N.A.K (học sinh lớp 7) bị đánh dã man giữa đường cho Công an TP Quy Nhơn điều tra.

Tặng 2.000m2 đất cho ông Nhưỡng, ông Vân để 'về ở cùng cho vui'

Bị cáo Nguyễn Văn Vương khai, việc tặng ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân 2.000m2 đất tại Quảng Ninh để cảm ơn vì 'quý hai ông nên muốn rủ về ở cùng cho vui'.