Tiến sĩ Hoàng Xuân Nghinh, chuyên gia đầu ngành về bò sữa tại Việt Nam cho rằng cần áp dụng biện pháp an toàn sinh học ở cấp độ cao theo khuyến cáo của phác đồ điều trị để hạn chế bệnh tiêu chảy bò sữa có thể lây lan sang khu vực khác.
Phỏng vấn Tiến sĩ Hoàng Xuân Nghinh, Chuyên gia đầu ngành về bò sữa tại Việt Nam
Từ khi áp dụng phác đồ điều trị được các cán bộ thú y của đoàn tăng cường của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh Lâm Đồng, rồi các bác sĩ thú y trên địa bàn của các công ty hỗ trợ, thì đến ngày hôm nay nhìn chung tất cả đàn bò đều được áp dụng phác đồ điều trị đấy có tiến triển và tiêu chảy dần dần được kiểm soát. Tiếp nữa những trường hợp bị tái lại do tiêu hóa ở giai đoạn sau kết hợp với các dấu hiệu của vi viêm phổi thì đã có một phác đồ bổ sung và áp dụng phác đồ điều trị đến nay những con bị tiêu chảy do bệnh axit dạ cỏ là hậu quả của việc bò nhịn ăn lâu ngày và sau khi đã ăn trở lại thì đã được khống chế. Cho nên mình nghĩ rằng mình điều trị bằng phác đồ như vậy nhìn chung toàn bộ những đàn bò được điều trị có hiệu quả.
Về bệnh trên đàn bò này là bệnh tiêu chảy do một loại virus gây ra ở trên con bò. Thứ hai nữa sau khi con virus tác động lên đường tiêu hóa và cơ thể con bò thì kế phát sau đó các vi trùng ở trong đường ruột con bò tăng cường động lực làm cho tiêu chảy nặng nề hơn. Chứ kháng sinh không thể chữa được bệnh virus nhưng giải quyết được cái bội nhiễm của các loại vi khuẩn và chính vì áp liệu trình kháng sinh vào nó giải quyết được vấn đề bột phát các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, thứ 2 nữa nó cũng là một điều trị dự phòng cho con bò nếu có dấu hiệu viêm phổi do virus gây ra.
Vacxin tiêm ở đây là vacxin viêm da nổi cục còn kết quả chẩn đoán của phòng thí nghiệm của Cục Thú y hay trung tâm chẩn đoán thú y của nhà nước thì phân lập được cái nguồn bệnh, nguyên nhân bệnh là một con virus khác chứ không phải con virus viêm da nổi cục. Con virus gây bệnh cho đàn này thì đến ngày hôm nay chưa có kết luận nguyên nhân từ nguồn nào. Cho nên về vấn đề này mình với tư cách là người chuyên môn, thú y đến đây hỗ trợ người dân cùng Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh Lâm Đồng cùng với các bạn đồng nghiệp thú y cơ sở, thậm chí với cả bác sĩ thú y gia đình thì tập trung giải quyết để hạn chế tối đa việc con bò bị suy nhược cơ thể, ốm đau, tiêu chảy để dần nhanh nhất hồi phục sức khỏe, sản lượng sữa. Chúng ta phải tăng cường hộ lý chăm sóc tức là về chế độ dinh dưỡng, thứ 2 nữa là tăng cường trợ sức trợ lực. Tốt nhất trong giai đoạn này quyết định trong phác đồ điều trị là tập trung truyền dịch, đường, điện giải cung cấp năng lượng ngay lập tức, nâng cao sức đề kháng của con bò để nó ăn nhiều hơn và trở lại khẩu phần bình thường. Thì đấy là điều mà toàn bộ các gia đình, hộ chăn nuôi trên địa bàn 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương đã được đoàn đến kiểm tra và thậm chí chúng tôi đã tập hợp khi đến địa bàn nào đấy thì chúng tôi mời tất cả các hộ đến tập trung để trả lời những câu hỏi, khuyến cáo và những biện pháp để giải quyết tình trạng sau cái dịch tiêu chảy xảy ra.
Về sau khi hồi phục, trong khuyến cáo của đoàn, trong tất cả thú y hỗ trợ đối với bò vì tiêu hóa nó khác với các loại động vật khác, cho nên sau khi nó hồi phục và bắt đầu ăn trở lại thì cái vấn đề thứ nhất về khẩu phần cho ăn thức ăn thô xanh, rơm, cỏ khô, thân cây ngô, bắp, cỏ voi… Cho ăn tự do, cố gắng đảm bảo trên máng ăn không bao giờ thiếu; thứ 2 nữa về thức ăn đậm đặc hay thức ăn có dinh dưỡng cao, thức ăn tinh thì chúng ta phải cho ăn từ từ, theo dõi hàng ngày sau đó mới đưa về khẩu phần trước khi bị bệnh. Bởi vì đặc tính của con bò khi tiêu hóa thức ăn tinh đấy thì nó sẽ làm thay đổi hệ sinh vật dạ cỏ và quá trình lên men ở đấy, cho nên chúng ta đột ngột cho ăn trở lại sẽ làm rối loạn tiêu hóa ở dạ cỏ và có thể gây tiêu chảy trở lại hay có thể gây nên dấu hiệu chướng hơi cấp tính ở dạ cỏ và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con bò. Về vấn đề này đoàn chúng tôi đã có khuyến cáo trong phác đồ điều trị, kèm theo phác đồ điều trị cũng khuyến cáo sau khi bò hồi phục, ngoài trợ sức bằng con đường tiêm, truyền dịch thì việc ăn thức ăn tinh phải được nâng lên từ từ, sau khoảng 7-10 ngày mới trở lại khẩu phần bình thường.
Về nguyên tắc của việc tiêm vacxin thì đối với tất cả các loại vacxin nào thì về cơ chế khi mình tiêm đưa một lượng kháng nguyên vào cơ thể thì con bò sẽ có phản ứng dồn toàn bộ miễn dịch của nó để tạo ra kháng thể để chống lại nguyên nhân bệnh hay kháng nguyên mình đưa vào ở vacxin. Và chính vì như vậy con bò có thể bị sốt nhẹ, hiện tượng kém ăn, dấu hiệu khác với bình thường nhưng không ở mức độ gây ra những bệnh này. Hay nói một cách khác chúng ta tiêm vacxin viêm da nổi cục cho con bò thì trong 1-2 ngày đầu có thể xảy ra những dấu hiệu như vậy, còn nguyên nhân bệnh tiêu chảy ở đây không phải do virus ở trong vacxin mà ở một nguồn nào đấy. Việc xác định nguyên nhân thì đến ngày hôm nay, virus gây ra bệnh này vẫn chưa có sự trả lời chính thức của các phòng thí nghiệm.