Hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé, sau gần 2 năm đi vào vận hành đã phát huy hiệu quả kiểm soát mặn, lợ và ngọt, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững.
Hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn-Cái Bé phát huy kiểm soát mặn, ngọt
Hệ thông thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé có chức năng kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững. Ngoài ra hệ thống còn kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng, giảm thiệt hại do thiên tai hạn, mặn vào mùa khô cho các mô hình sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, vùng hưởng lợi của hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có tổng diện tích tự nhiên hơn 384.000 ha, thuộc địa bàn 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng; trong đó, tỉnh Kiên Giang chiếm hơn 64% diện tích vùng này.
Phát biểuÔng LÊ TỰ DO - Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam: “Qua quá trình vạn hành hơn 1 năm thì chúng tôi nhận thấy là cái nhận ra rõ nhất là các huyện của Kiên Giang, Hậu Giang không phải đắp các đập tạm, từ đó tiết kiệm rất nhiều tiền, giải quyết được cái môi trường, giải quyết được lưu thông hàng hóa, giảm giá thành sản xuất và tăng thu nhập cho người dân…Đó là những cái chúng tôi nhận thấy được phát huy hiệu quả ”.
Tại tỉnh Kiên Giang, từ khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đưa vào hoạt động, hơn 145.600 ha vùng sinh thái ngọt thuộc vùng dự án cơ bản đã kiểm soát tốt, mặn không xâm nhập, vùng sinh thái lợ kiểm soát được nguồn nước với độ mặn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, thích nghi tốt với điều kiện biến đổi khi hậu.
Phát biểu Ông QUẢNG TRỌNG THAO – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang: “Cái công trình thủy lợi này nó đảm bảo diện tích lúa 2 vụ đảm bảo nước đủ, thứ 2 nó điều tiết được vùng nuôi tôm lúa khi nào mặn khi nào ngọt. Người dân hưởng lợi rất nhiều, giải quyết vấn đề vừa con tôm vừa cây lúa, đáp ứng được nghị quyết 120 của thủ tướng chính phủ về ĐBSCL”
Huyện Châu Thành là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu của tỉnh Kiên Giang, do có vị trí tiếp giáp với song Cái Lớn – Cái Bé nên thường xuyên xảy ra tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Đến nay nhờ công trình thủy lợi cống Cái Lớn – Cái Bé hoàn thành đã góp phần ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả, giúp người dân địa phương sản xuất thuận lợi.
Phát biểu Ông HUỲNH VĂN TẬP – Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang: “Huyện có trên 24.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó, diện tích sản xuất lúa là trên 19.000ha, diện tích còn lại trồng hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Hồi trước khi mà có có cống ngăn mặn thì tháng này bà con mình phải hứng nước mưa để xã phèn, khi mưa lại bà con mình xuống giống nước mặn tràn vô ảnh hưởng đến vụ Hè thu này, Đông xuân tháng 10 nước mặn nó bắt đầu tràn về nó ảnh hưởng. Còn Bây giờ mình có bờ bao khép kín nên bơm tưới chủ động nên thiên tai, xâm nhập mặn khổng ảnh hưởng được”
Phát biểu Ông HUỲNH QUỐC TOÀN – Trưởng Phòng NN&PTNT Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang: “Cái công tác giữu ngọt để đảm bảo cho bà con trong cái việc mà sản xuất lúa 2 vụ đảm bảo năng suất tốt cũng như trồng hoa màu trên địa bàn từ đó tăng thu nhập cho bà con”.
Nhờ hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, tỉnh Kiên Giang không phải đắp đập tạm qua 2 mùa khô, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng, vừa giảm ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến giao thông thủy do việc đắp đập tạm gây ra.
Hệ thống thủy lợi đã giúp chủ động kiểm soát mặn cho giai đoạn cuối vụ lúa đông xuân của vùng thượng lựu cống Cái Lớn, Cái Bé thuộc địa bàn huyện An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Đồng thời góp phần tăng khả năng thoát lũ, tiêu thoát nước, giảm ngập úng khu vực Tây Sông Hậu. việc vận hành đồng bộ các cống trong hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, kết hợp với việc vận hành các cống do tỉnh Kiên Giang quản lý đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ lúa mùa trên địa bàn 2 huyện An Biên, An Minh.