Đồng bào Khmer chuyển đổi mô hình nông nghiệp xây dựng nông thôn mới
Thứ Bảy 27/08/2022 , 09:20 (GMT+7)
Nhờ thụ hưởng Chương trình 135 những cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng khang trang, giao thương thuận lợi phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới
Thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, địa phương có 1/3 dân số là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Khmer. Nhờ được thụ hưởng chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội nên bà con bắt đầu thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: chanh không hạt, sầu riêng, mít, nhờ đó bộ mặt nông thôn của ấp được nâng lên rõ rệt.
Phát biểu Bà ĐOÀN THỊ XUÂN ĐÀO - Trưởng ban công tác mặt trận ấp Long An A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang:“Từ năm 2015 trở lại đây, từ khi chuyển đổi kinh tế từ lúa về cây trồng vật nuôi thì tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân làm ăn phát triển kinh tế đạt kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, bà con mình kinh tế ổn định.”
Phát biểu Ông LÝ ANH KHOA - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Thời gian gần đây đa số bà con người dân tộc, đặc biệt là dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn thị trấn Cái Tắc từng bước có đời sống ổn định và phát triển.”
Toàn tỉnh Hậu Giang có hơn 8.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ hơn 3,2% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, địa phương đã lồng ghép hiệu quả các chính sách dân tộc với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều khả quan.
Phát biểu Ông KÝ HIẾU THANH - Phó trưởng ban dân tộc tỉnh Hậu Giang: “Có thể nói các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh tiếp tục được đầu tư cơ bản. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc giảm từ 32,15% vào cuối năm 2016, đến cuối năm 2021 chỉ còn 16,01%, đời sống vật chất của đồng bào tiếp tục được nâng lên.”
Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều có những bản sắc văn hóa, phong tục riêng. Bà con cùng chung sống gắn kết hài hòa trên mảnh đất nghĩa tình, góp phần xây dựng nên sự đa dạng, phong phú cho văn hóa của tỉnh nhà, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.