| Hotline: 0983.970.780

Nông dân vùng đồng bào dân tộc Khmer hào hứng liên kết làm lúa bao tiêu

Chủ Nhật 07/08/2022 , 10:19 (GMT+7)

Trà Vinh Vụ thu đông năm 2022, vùng đồng bào dân tộc Khmer huyện Cầu Kè được triển khai trồng lúa chất lượng cao, sử dụng phân bón hữu cơ và liên kết với doanh nghiệp.  

Mô hình lúa mẫu được triển khai tại HTX Việt Thành trong vụ thu đông 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình lúa mẫu được triển khai tại HTX Việt Thành trong vụ thu đông 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình lúa mẫu của hợp tác xã

Việc trồng lúa chất lượng cao liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh quyết tâm thực hiện. Mục tiêu là giúp bà con nông dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer sản xuất nông sản ngày càng chất lượng và nâng cao được thu nhập từ cây lúa. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung.

Vụ lúa thu đông năm 2022, huyện Cầu Kè triển khai trồng lúa liên kết với doanh nghiệp gắn với sử dụng phân bón hữu cơ trên cánh đồng 172ha. Mô hình này có 211 hộ tham gia thuộc các xã Châu Điền, Phong Thạnh, Hòa Ân, trong đó có khoảng 50% bà con dân tộc Khmer. Mô hình này được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí vật tư đầu vào gồm lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kỹ thuật. Phần còn lại 50% chi phí vật tư nông nghiệp và công lao động bà con tự đối ứng.

Bà con tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên rất phấn khởi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà con tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên rất phấn khởi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chúng tôi đến tham quan mô hình sản xuất lúa mẫu của HTX Nông nghiệp Việt Thành (ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè) là một trong những HTX nằm trong dự án trồng lúa chất lượng cao, sử dụng phân bón hữu cơ và liên kết với doanh nghiệp do Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè triển khai.

Anh Kiên Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Việt Thành cho biết: Vụ lúa thu đông 2022 này ngành nông nghiệp huyện Cầu Kè tiếp tục chọn HTX Việt Thành triển khai mô hình mẫu sử dụng giống lúa OM18. Đây là vụ lúa thứ 4 liên tiếp được HTX triển khai thực hiện tại HTX bằng hình thức cấy chứ không sạ lan. Sản xuất lúa theo hình thức cấy giảm được lượng giống gieo sạ khá lớn, ít công chăm sóc. Nhất là giảm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm được chi phí đầu tư sản xuất trong thời điểm giá cả vật tư đầu vào đều tăng cao. Theo như các vụ trước ruộng lúa cấy được thương lái thu mua với giá từ 6.000 – 6.100 đồng/kg, lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 7 triệu đồng/ha so với ruộng sạ lan.

Anh Kiên Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Việt Thành cho biết thêm: Hình thức đầu tư thực hiện mô hình là HTX được hỗ trợ chi phí giống, bình quân mỗi công sử dụng 6kg giống để cấy. Thời gian thực hiện trong 3 năm với tổng kinh phí thực hiện mô hình 49 triệu đồng do ngân sách hỗ trợ theo Nghị quyết 78 của Hội đồng nhân tỉnh. Hiện nay, diện tích trong mô hình lúa mẫu của HTX đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, năng suất ước đạt 7 tấn/ha.

Hiện nay, huyện Cầu Kè có trên 160ha sản xuất lúa theo VietGAP. Năm 2023, huyện tiếp tục mở rộng vùng sản xuất lúa VietGAP lên hàng trăm ha và liên kết với doanh nghiệp.

Anh Thạch Hậu, nông dân trồng lúa ở ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân sau khi đến tham quan thực tế mô hình của HTX Việt Thành chia sẻ: Gia đình có 2ha lúa làm 3 vụ/năm nhưng chủ yếu sản xuất lúa hạt tròn ML202 (Ma Lâm). Giống lúa truyền thống này bà con thường sạ dày nên hay đổ, năng suất thấp và giá bán cũng rất bấp bênh. Vì vậy, vụ đông xuân 2022-2023 gia đình anh Thạch Hậu quyết định chuyển toàn bộ diện tích 2ha làm theo như mô hình mẫu của HTX Việt Thành hiện nay.

Mở rộng vùng sản xuất lúa VietGAP

Ông Lê Vũ Linh, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè cho biết: Mô hình sản xuất lúa liên kết được triển khai cho bà con Khmer trong vụ thu đông 2022 giúp gia tăng lợi nhuận yên tâm sản xuất. Ngành nông nghiệp huyện Cầu Kè sẽ phát động nhân rộng mô hình này để giảm chi phí đầu vào trước giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Đồng thời hướng đến sản xuất sạch, an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Lúa mẫu trong mô hình của HTX dự kiến cho năng suất ước đạt 7 tấn/ha, cao 0,5 tấn/ha so với diện tích lúa sản xuất ngoài mô hình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lúa mẫu trong mô hình của HTX dự kiến cho năng suất ước đạt 7 tấn/ha, cao 0,5 tấn/ha so với diện tích lúa sản xuất ngoài mô hình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Công ty TNHH Dafa Việt là nhà cung cấp vật tư cho mô hình này cho biết: Chúng tôi đã tìm hiểu tập quán canh tác, thổ nhưỡng và điều kiện sản xuất từng vùng để tư vấn sử dụng sản phẩm phân bón phù hợp nhằm giúp bà con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình lúa mẫu của HTX Việt Thành ở xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh là một minh chứng.

Việc liên kết hợp tác thông qua HTX, Tổ hợp tác là một trong hướng đi tâm huyết của Công ty. Qua đó, vừa giúp bà con nông dân tiếp cận được nguồn vật tư nông nghiệp chất lượng với chi phí hợp lý, vừa mang lại giá trị kinh tế cho bà con làm nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Hiện nay, Công ty Dafa Việt đang tập trung đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phân bón hữu cơ dạng bột, hạt và dạng lỏng như: Dafanic Viro-1, Dafanic Roots, Organic Viomax, Dafa My Organic. Các sản phẩm này giúp cải tạo đất, cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất và cây ổn định pH...

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.