TP.HCM là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện giết mổ công nghiệp, chấm dứt hoạt động các lò mổ thủ công, tạo sự cạnh tranh công bằng, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường đô thị.
TP.HCM đóng cửa lò mổ thủ công, vận hành giết mổ công nghiệp
Ngày 1/4, TP. HCM chính thức đóng cửa lò mổ thủ công và chuyển sang các nhà máy giết mổ công nghiệp, qua đó nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân thành phố cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị.
Cùng với 3 nhà máy giết mổ công nghiệp là Vissan, Sagri, Lộc An, ngày 1/4, hai nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn chính thức được đưa vào vận hành.
TP. HCM đã đóng cửa các nhà máy giết mổ thủ công và đã vận hành toàn diện 5 nhà máy giết mổ công nghiệp trên địa bàn thành phố. Ba nhà máy Vissan, Lộc An đã vận hành từ trước. Xuân Thới Thượng và An Hạ là hai cái cơ sở giết mổ mà có cái cái cái cái cái công suất là cao có thể cung ứng cho thị trường thịt tươi thành phố.
Bà NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ:
Chủ trương của thành phố là xây dựng những nhà máy công nghiệp, nghĩa là ngoài dây chuyền công nghiệp thì phải đáp ứng các tiêu chí khác của một nhà máy công nghiệp. Dây chuyền công nghiệp có nguồn gốc xuất xứ, có chứng nhận chất lượng, có đảm bảo về tất cả các điều khoản an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động thú y và nó khác biệt hẳn với những linh kiện, thiết bị lắp ráp lại để cho chạy ra một cái gọi là dây chuyền công nghiệp.
MC:
Để hỗ trợ thương lái trong giai đoạn đầu chuyển đổi, cũng như nhằm đảm bảo đủ sản lượng giết mổ heo, chủ trương của hai nhà máy này là sẽ giữ giá gia công theo giá giết mổ thủ công trước đây từ 40.000-50.000 đồng/con chưa thuế, chấp nhận bù lỗ trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Sau đó, sẽ có buổi làm việc với các thương lái để đưa ra mức giá phù hợp trong thời gian tới để duy trì hoạt động hết công suất của các nhà máy giết mổ công nghiệp.
Ông TÔ VĂN LIÊM, Giám đốc Công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn:
Đến thời điểm này thì tâm trạng của tất cả thương lái cũng như cán bộ nhân viên của công ty đều ủng hộ thực hiện chủ trương của thành phố. Nay là ngày đầu tiên hoạt động nên từ các thao tác làm ở dưới thủ công nay chuyển lên làm trên dây chuyền giết mổ do đó thì có những cái còn chệch choạc, nên đang trong quá trình đào tạo nâng cao tay nghề để hoàn thiện hơn, công việc mình làm tốt hơn.
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP. HCM:
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, nếu vận hành trơn chu, có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vận hành của nhà máy công nghiệp thì khả năng, từ nay đến cuối năm sẽ nâng cao công suất từ 80-100%, đáp ứng được yêu cầu của Thành phố, khi đó chi phí trên một đầu heo sẽ giảm xuống, đây cũng là hướng để cân chỉnh giá từ ban đầu đối với quá trình vận hành của nhà máy. Đây là tín hiệu đáng mừng khi chúng ta chuyển các thương lái về đây.
Sở sẽ theo dõi liên tục hai nhà máy giết mổ công nghiệp này trong ba tháng để tham mưu lãnh đạo TP sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp.
MC:
Mỗi ngày, TP.HCM tiêu thụ khoảng 10.000 -11.000 con heo. Với mục tiêu xu hướng đô thị hóa cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong khu đô thị, việc chuyển sang các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung sẽ giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát được hiệu quả hơn.