Tại Rwanda, nông dân đang phát triển mô hình trồng cỏ Juncao (cỏ lai của Trung Quốc) làm giá thể để trồng nấm, dược liệu cũng như làm thức ăn cho gia súc, nhằm đẩy mạnh nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm và giúp xóa đói giảm nghèo.
Dùng cỏ làm giá thể trồng nấm giúp nông dân Rwandađổi đời
Tại Rwanda, nông dân đang phát triển mô hình trồng cỏ Juncao (cỏ lai của Trung Quốc) nhằm đẩy mạnh nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm và giúp xóa đói giảm nghèo.
Mô hình trồng cỏ Juncao là phương pháp sử dụng cỏ băm nhỏ làm giá thể để trồng nấm, dược liệu cũng như làm thức ăn cho gia súc, trong đó nấm là loại nông sản được ứng dụng nuôi cấy nhiều nhất.
Qua thực tế triển khai, phương pháp này đã đem lại hiệu quả vượt trội về kinh tế và môi trường. Sản lượng nấm tăng lên giúp nông dân có thêm thu nhập, trong khi người dân được tiếp cận nhiều hơn với nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, qua đó góp phần giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở một quốc gia đang có tỷ lệ đói nghèo lên tới 37%.
Ông Leonidas Mushimiyimana – TGĐ Công ty DEYI
“Sau nhiều lần công tác, tôi quyết định mang công nghệ này về nước. Giờ đây, người dân Rwanda đã biết giá trị của nấm. Họ đang tiêu thụ lượng nấm lớn, thậm chí cung không đủ cầu. Chúng tôi hiện có một hiệp hội gồm 30 công ty và 21 hợp tác xã với tổng cộng 50.000 người đang trồng nấm”.
Nhờ thành công trong việc chuyển đổi canh tác nông nghiệp, nhiều vùng ở Rwanda đang “thay da đổi thịt” từng ngày. Không chỉ ở quốc gia Đông Phi này, phương pháp trồng nấm từ cỏ Juncao cũng đang được nhân rộng ở gần 100 quốc gia khác trên thế giới./.