Giữ rừng chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng, nhất là tại những địa bàn miền núi hiểm trở, xa dân cư. Giữa đại ngàn bao la, lực lượng giữ rừng không chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công mà còn phải đối mặt nhiều hiểm nguy bởi sự manh đông của lâm tặc.
Từ trước tới nay, giữ rừng chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng, nhất là tại những địa bàn miền núi hiểm trở, xa dân cư. Giữa đại ngàn bao la, lực lượng giữ rừng không chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công mà còn phải đối mặt nhiều hiểm nguy bởi sự manh đông của lâm tặc. Tuy nhiên, với quyết tâm giữ rừng, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đã toàn tâm toàn ya thực hiện nhiệm vụ. Ghi nhận của Phóng viên Báo NNVN tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) có hơn 57.802 ha, trong đó có hơn 45.454 ha rừng tự nhiên và hơn 5.378 ha rừng trồng do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh phyụ trách, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kông và các UBND xã quản lý, bảo vệ. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý không ít trường hợp vi phạm liên quan luật lâm nghiệp và lấn chiếm đất rừng trái pháp luật nhưng việc xử lý còn bất cập. Vấn đề này xuất phát từ nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan, trong đó, việc thiếu lực lượng là vấn đề nan giải nhất.
Ông Hồ Văn Hể - Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kông, Bình Định: (khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng: diện tích lớn, trãi dài; người dân sống, canh tác xen kẽ trong tán rừng, dễ xảy ra tình trạng lấn biên; rừng giàu tài nguyên, các đối tượng phá rừng ngày cãng tinh vi, trong khi lực lượng bảo vệ rừng rất mỏng).
Tính riêng trong 2022, qua công tác kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, ngành kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh đã phát hiện 54 vụ vi phạm lâm luật, giảm 11 vụ so với năm 2021; trong đó, có 12 vụ phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy, 6 vụ khai thác lâm sản trái phép và 36 vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Trước tình hình đó, lực lượng chức năng của huyện Vĩnh Thạnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân.
Giang Y Xý – Bí thư Chi bộ thôn Suối Cát, xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạnh, Bình Định: (phối hợp với chủ rừng đi kiểm tra rừng định kỳ và kịp thời báo cáo)
Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Thạnh đã thành lập đến 32 trạm, chốt bảo vệ rừng tại các vùng rừng xung yếu nhiều nguy cơ bị lâm tặc xâm hại; ký quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng và đảm bảo an ninh trật tự vùng rừng giáp ranh với huyện Kbang của tỉnh Gia Lai; xây dựng kế hoạch phối hợp tuần tra, truy quét bảo vệ rừng. Công tác phối hợp được thực hiện chặt chẽ nên cho hiệu quả cao, những vụ vi phạm lâm luật tại vùng rừng giáp ranh giảm xuống so với những năm trước đây.
Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định:(thành lập ban chỉ đạo bảo vệ rừng, do phó chủ tịch làm trưởng bản, chỉ đạo các chủ rừng tuần tra kiểm soát hàng tuần và thành lập các chốt chặn)
Với sự vào cuộc của tất cả các lực lượng liên quan, những cánh rừng ở Vĩnh Thạnh sẽ mãi xanh tươi, nâng cao chất lượng rừng, tăng tỷ lệ che phủ, hướng tới việc bán tín chỉ các bon để huy động thêm nguồn lực trong công tác bảo vệ rừng.