| Hotline: 0983.970.780

Ban Quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Thứ Tư 12/04/2023 , 15:21 (GMT+7)

Rừng Vĩnh Thạnh là rừng giàu, còn nhiều cây gỗ giổi nên lâm tặc ‘lăm le’, Ban Quản lý ừng phòng hộ Vĩnh Thạnh phải rất nỗ lực để bảo vệ và phát triển rừng.

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) có tổng diện tích tự nhiên hơn 71.600 ha, diện tích đất lâm nghiệp hơn 57.800 ha; trong đó, đất có rừng hơn 50.800 ha, gồm hơn 45.454 ha rừng tự nhiên và hơn 5.378 ha rừng trồng. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh được giao quản lý hơn 32.131 ha rừng và đất rừng; trong đó, có hơn 31.937 ha rừng phòng hộ, gần 79 ha rừng sản xuất và hơn 114 ha rừng đặc dụng.

Trong năm 2022, đơn vị này giao khoán cho cộng đồng dân cư trên địa bàn được hơn 21.475 ha rừng; trong đó, có hơn 14.647 ha rừng được giao khoán theo Chương trình mục tiêu quốc gia, hơn 5.000 ha được giao khoán theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và hơn 1.800 ha được giao khoán theo dịch vụ môi trường rừng.

Sản xuất cây giống lâm nghiệp của BQLRPH huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: V.Đ.T.

Sản xuất cây giống lâm nghiệp của BQLRPH huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: V.Đ.T.

Trong công tác trồng và chăm sóc rừng, trong năm 2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh đã trồng lại rừng sau khai thác được 64,74 ha; trong đó, có hơn 50 ha rừng sản xuất và 14,64 ha rừng phòng hộ và thực hiên trồng 15 ha theo kế hoạch 1 tỷ cây xanh của huyện Vĩnh Thạnh. Chăm sóc hơn 26 ha rừng; trong đó có 10 ha rừng trồng phòng hộ năm thứ 3 và hơn 16 ha rừng trồng phòng hộ năm thứ 2. Ngoài ra, trong năm đơn vị này còn sản xuất được 133.000 cây giống lâm nghiệp để phục vụ công tác trồng rừng của đơn vị. Đối với loại cây trồng rừng cảnh quan, thời gian qua Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh đã cấp hỗ trợ cho các xã, thị trấn trên địa bàn 4.500 cây giống.

Theo kế hoạch đã được duyệt, trong năm 2022, đơn vị này đã khai thác gần 317 ha rừng sản xuất. Trong năm, đơn vị này đã xác lập hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích cung ứng được xác định là 31.000 ha; trong đó, khoán bảo vệ rừng cho 35 cộng đồng dân cư thôn, khu phố là 21.000 ha.

Vĩnh Thạnh (Bình Định) là điểm nóng nạn xâm hại rừng giáp ranh chiếm đất làm nương rẫy. Ảnh: V.Đ.T.

Vĩnh Thạnh (Bình Định) là điểm nóng nạn xâm hại rừng giáp ranh chiếm đất làm nương rẫy. Ảnh: V.Đ.T.

Công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn được Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh đặc biệt quan tâm, bởi rừng trên địa bàn là rừng giàu và rừng trung bình, hiện còn rất nhiều cây gỗ giổi có giá trị cao trên thị trường nên lâm tặc thường xuyên lăm le khai thác trái phép.

Để giữ rừng, đơn vị này thành lập 19 trạm, chốt bảo vệ rừng tại các điểm xung yếu. Ngoài các trạm được đặt tại Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Hang Hủ, làng K11, Vĩnh Hiệp, làng M2, Vĩnh Thuận còn có các chốt đặt tại hồ B hồ Định Bình, làng K1, làng K2, Bok Thuần, Đăk Xung-Tà Kơn, chốt giáp ranh Kon Hà Nừng (Gia Lai), Kon Trú, điểm nóng thuộc tiểu khu 183, tiểu khu 11, Trà Xom, Hà Ri.

Theo ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, đến nay đơn vị tư vấn đã hoàn thành xây dựng hương án quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2030, đơn vị đang tham mưu UBND huyện trình Sở NN-PTNT Bình Định thẩm định.

Ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh: "Năm 2022, trên diện tích rừng do đơn vị quản lý không xảy ra vụ khai thác lâm sản trái phép nào, phá rừng làm nương rẫy xảy ra 2 vụ với diện tích rừng bị thiệt hại hơn 1.000m2. Năm 2023, đơn vị tiếp tục thực hiện quản lý, bảo vệ hơn 32.131 ha rừng được giao; tiếp tục thực hiện hồ sơ khoán chuyển tiếp  cho các cộng đồng dân cư thôn với tổng diện tích đã khoán là hơn 21.475 ha, thiết kế khoán mới theo kế hoạch đăng ký 5.000 ha nếu được phân bổ kinh phí. Thực hiện chăm sóc 91 ha rừng; trong đó, 64,74 rừng trồng năm thứ 2, 16,26 ha rừng trồng năm thứ 3 và 10 ha rừng trồng năm thứ 4. Thực hiện khai thác theo kế hoạch đã đăng ký năm 2022 là 86 ha và rà soát, trình xin chủ trương khai thác mới rừng trồng năm 2023”, 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.