Được hình thành vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, chợ trâu, bò Nghiên Loan tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn từ lâu đã trở thành nơi giao thương trâu, bò lớn nhất khu vực phía Bắc. Để thực hiện số lượng giao dịch lớn, thương lái khi tới chợ đem theo hàng trăm triệu đồng.
Khám phá chợ trâu, bò giao dịch cả nghìn con mỗi phiên
Được hình thành vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Chợ trâu, bò Nghiên Loan tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn từ lâu đã trở thành nơi giao thương trâu, bò lớn nhất khu vực phía Bắc. Cứ 5 ngày một phiên, vào ngày 3 và 8 âm lịch “chợ trâu, bò” lại được họp tại con đường nối Bản Đính và Bản Khuổi Ún.
Đến “chợ bò” vào cuối tháng 6 âm lịch, bất chấp thời tiết nắng nóng, không khí mua bán ở chợ vẫn rất náo nhiệt, không ai tỏ ra mệt mỏi. Người dân địa phương ở gần thì đưa trâu, bò đến chợ từ sáng sớm, những người ở xa hơn thì đến từ hôm trước. Hoạt động mua bán ở chợ diễn ra đơn giản, người bán đưa giá, người mua được quyền trả giá tùy thích đến khi hai bên thỏa thuận được thì bắt tay, đếm tiền rồi dắt trâu.
PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI
Những phiên chợ gần đây, trung bình có khoảng 2.000 con trâu, bò được người dân, tư thương mang đến. Số lượng này bằng khoảng 1/3 so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Những con trâu, bò to, béo, khoảng từ 3 đến 4 năm tuổi có thể bán được từ 30 tới 40 triệu đồng. Tùy từng con to nhỏ mà giá bán khác nhau, chẳng hạn một con nghé 1 năm tuổi cũng phải có giá trên 10 triệu đồng.
PHỎNG VẤN NGƯỜI MUA
Theo các tư thương, chợ trâu, bò Nghiên Loan sầm uất trở lại vì nhu cầu tiêu thụ nội địa có dấu hiệu khởi sắc, thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc cũng đã nhập hàng số lượng nhiều hơn.
Việc các thương lái mua trâu bò và những người bán gia súc từ xa đến trọ qua đêm cũng tạo ra nhiều dịch vụ “ăn theo.” Người có nhà gần chợ thì mở quán ăn, chuẩn bị giường chiếu để khách ngủ trọ, nhiều người chọn việc trồng cỏ để bán cho những người mùa bán trậu, bò.Mỗi phiên chợ, nhiều người cũng thu nhập đến cả triệu đồng từ việc bán cỏ. Với những con trâu, bò chưa bán được, nhà lại ở xa nên chủ không dắt về mà thường gửi những gia đình ở gần chợ nuôi thuê mỗi ngày với giá khoảng 15-20.000 đồng/con để phiên sau lại mang ra bán.
PHỎNG VẤN NGƯỜI CHO THUÊ CHUỒNG
Để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên trâu, bò như: viêm da nổi cục, lở mồm long móng,… Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo, phân công cán bộ kiểm dịch tại Chợ trâu, bò Nghiên Loan tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc ra vào địa bàn.
Lượng trâu, bò tới và đi được cán bộ kiểm dịch thống kê và ghi chép liên tục, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh, không buôn bán, trao đổi, giết mổ gia súc bị bệnh và phải báo ngay cho lực lượng chức năng sở tại. Nhờ đó, hiệu quả phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh nói chung đã được nâng cao rõ rệt.
PHỎNG VẤN CÁN BỘ THÚ Y
Dù có lúc thăng, lúc trầm nhưng chợ bò Nghiên Loan vẫn là địa chỉ uy tín của cánh thương lái khắp các tỉnh thành. Có những lúc chợ phải ngừng hoạt động, nhưng với quan hệ chằng chịt của giới đi buôn chỉ một tin nhắn chợ lại hoạt động nhộn nhịp trở lại.
Không chỉ mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, chợ còn ẩn chứa giá trị giao thoa văn hóa vùng miền. Ở đó, người miền núi học người miền xuôi cách buôn bán, làm ăn, người miền xuôi cảm nhận được tấm chân tình mộc mạc của người miền núi. Chợ trâu bò, chợ trâu bò, chợ trâu bò.