Lễ hội mừng cơm mới năm nay, đồng bào Bru Vân Kiều huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ mừng cơm mới giữa đại ngàn Trường Sơn
Lễ hội mừng cơm mới năm nay, đồng bào Bru Vân Kiều huyện Lệ Thuỷ, được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Năm nay, lễ hội mừng cơm mới của bà con dân tộc Bru Vân Kiều (huyệ n Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình), ở phía Tây dãy Trường Sơn như được nhân lên bội phần. Nét đẹp truyền thống văn hoá này không chỉ được bảo tồn qua nhiều thế hệ mà còn được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Hàng năm, vào cuối tháng 10 là bà con ở các xã miền núi Ngân Thuỷ, Kim Thuỷ, đã thu hoạch vụ lúa rẫy. Bà con dân tộc Bru Vân Kiều tại bản Khe Giữa, xã Ngân Thuỷ cùng nhau tổ chức lễ hội mứng cơm mới để cảm tạ trời đất cho vụ mùa tốt tươi và mong có vụ mùa tiếp theo được thóc lúa đầy nhà.
Theo phong tục, lễ vật cho lễ hội mừng cơm mới do các gia đình góp lại. Nhà nào có gì thì goips đó, với những sản vật như gạo, babgs trái, heo, gà, rượu… và vật phẩm không thể thiếu tại lễ hội đó là những mâm xôi lúa mới để cúng lễ.
Phỏng vấn ông Hồ Văn Nam, già làng bản Khe Giữa, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình:
“Phong tục tập quán là ăn cơm mới là từ ngày cách đây 70 năm đã trộ rồi, nay 75 tuổi rồi và ông bà để lại tức là mừng cơm mới là kêu thần linh phù hộ cho dân bản, cho gia đình mạnh khoẻ, làm nhiều của cải, có nhiều sản phẩm để ấm no hạnh phúc, gia đình”.
Tại buổi lễ, đồng bào tham gia thực hiện các nghi lễ, các trò chơi dân gian và thực hành, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Các cụ già uống rượu và hát các làn điệu dân ca. Một số đánh chiêng, thổi khèn, thổi sáo... Lời hát là các làn điệu dân ca truyền thống cầu chúc cho cuộc sống an bình,.
Phỏng vấn anh Hồ Văn Chức, bản Khe Giữa, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình:
“Bà con cũng là mừng được lúa để bà con được thu hoạch, được ăn no, ấm no đây là phong tục tập quán của các bác để lại và truyền đạt lại cho thế hệ trẻ sau này…”
Lễ hội cơm mới thì có những giá trị khác với các lễ hội trỉa lúa, lễ hội lấp lỗ, lễ hội đập trống Macoong hay là lễ hội xuân ở đồng bào trên Minh Hoá . Đây là lễ hội bà con mừng thành quả lao động và tri ân các đấng thiêng liêng đã phù hộ độ trì mang lại cho bản làng có vụ mùa tốt tươi, mưa thuận gió hoà, chim thú không về phá để có hạt lúa đầy bồ.
Phỏng vấn ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình:
“Trong thời gian tới, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi thì chúng tôi có kế hoạch tiếp tục triển khai các hoạt động như là xây dựng các câu lạc bộ, sưu tầm các vốn di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào, đối với một số lễ hội có nguy cơ mai một thì chúng tôi sẽ hỗ trợ cùng với chính quyền địa phương và cộng động dân cư của đồng bào là triển khai các giải pháp để khơi dậy để đồng bào phát huy các bản sắc văn hoá của mình”.
Năm 2023, lễ hội mừng cơm mới được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục có các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của người Bru Vân Kiều, đồng thời phát triển các giá trị này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, gắn liền với các địa danh du lịch và cuộc sống của người dân.