Ngành thuỷ sản Sóc Trăng xác định liên kết chuỗi trong nuôi tôm là yếu tố then chốt để ngành hàng này phát triển đồng bộ cả từ nuôi, chế biến cho đến xuất khẩu.
Liên kết chặt chẽ sản xuất, khai thác với chế biến trong ngành tôm
Hợp tác xã Quyết Thắng, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là một trong những mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tất cả bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của các thành viên. Từ kiểu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều hộ nuôi tôm trong vùng đã mạnh dạn liên kết cùng nhau trong việc đồng nhất quy trình thả nuôi tôm theo hình thức lót bạt đáy, nuôi tôm theo chuẩn VietGAP, ASC,..Không chỉ có sự tăng trưởng vượt trội về sản lượng, lượng tôm thu hoạch tại HTX cũng được doanh nghiệp liên kết thu mua với mức giá cao hơn so với thị trường.
Ông NGUYỄN VĂN ĐẾN
Giám đốc HXT Quyết Thắng, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Khi áp dụng tiên bộ KHKT vào nuôi trồng thủy sản giảm bớt rủi ro và nuôi tô để đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm khán sinh hóa chất cũng là xu thế thị trường quốc tế trong nước cũng như các xí nghiệp công ty thu mua nguồn nguyên liệu họ cũng cần điều nầy để ký hợp đồng liên kết
Sản lượng tôm hàng năm tại tỉnh Sóc Trăng hiện đã vượt trên 180 nghìn tấn, con số này đáp ứng từ 90 đến 100% nhu cầu tôm nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến, xuất khẩu của các nhà máy thu mua, chế biến tôm. Chữ tín trong sản xuất được nâng cao nên người nuôi có ý thức hơn trong xu hướng nuôi tôm sạch, nuôi tôm an toàn. Nhờ vậy doanh nghiệp cũng có được nguồn nguyên liệu đầu vào đáng tin cậy phục vụ tốt cho nhu cầu chế biến, giữ vững uy tín đối với đối tác lớn cả trong và ngoài nước.
Ông VƯƠNG QUỐC NAM
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng
Chủ trương của tỉnh là chuyển những ao đất thành ao nuôi bạc, và có năng suất hơn, điều quan trọng là chúng tôi đầu tư thêm hệ thống hệ nhà máy chế biện giá trị gia tăng cao và kết nối nhiều thị trường
Giải pháp quan trọng để duy trì và phát huy tốt chuỗi liên kết ngành hàng đối với con tôm nước lợ rất cần sự phối hợp hài hòa giữa cả người nuôi và doanh nghiệp trên tinh thần cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro nếu có.
Ông TRẦN ĐÌNH LUÂN
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản
Cơ bản nhất là hiệu quả sản xuất của bà con phải được nâng lên phù hợp với các vùng sinh thái để chúng ta và một điều chúng ta nói rất nhieeuflaf khả năng nhận thức công nghệ và khả năng đầu tư cảu người dân đặc biệt là hộ nhỏ lẻ là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công chính vì vậy các đơn vị chuyên môn địa phương cần tham mưu tổ chức cho bà con là sao sản xuất phù hợp nhất với với điều kiện của mình, giảm rũi ro nâng cao đầu tư như vậy sẽ bền vững trong thời gian dài
Nhỏ lẻ, nhưng không manh mún, phát triển từ liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp và các Hợp tác xã/ Tổ hợp tác để từng bước hình thành liên kết vùng,.... Quan trọng, là giúp người nuôi tôm giảm được giá thành sản xuất và kiểm soát được chất lượng đầu vào, đảm bảo đầu ra ổn định trước những biến động của tình hình dịch bệnh và nhu cầu thị trường./.