Nhập khẩu phân DAP, MAP ách tắc do thiếu hướng dẫn. Triều cường ảnh hưởng đến giao thông và sản xuất nông nghiệp. Vĩnh Long thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư chế biển rau quả. Gạo Việt Nam lên giá nhanh sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu.
NHẬP KHẨU PHÂN DAP, MAP ÁCH TẮC DO THIẾU HƯỚNG DẪN
Theo ông Vũ Duy Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacam, kể từ ngày 7/9 đến nay, việc làmthủ tục hải quan đối với phân DAP, MAP nhập khẩu gần như đã bị ngưng lại. Lý do mà nhiều đơn vị hải quan đưa ra là chờ hướng dẫn từ cấp trên liên quan đến thuế tự vệ áp dụng với 2 loại phân bón bón này.Quyết định 715 về viêc Gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với nhập khẩu phân DAP sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu, thời gian có hiệu lực đến ngày 6/9 năm nay.Quyết định 715 cũng ghi rõ ghi rõ, từ ngày 7/9 trở đi, nếu không gia hạn thì thuế tự vệ đối với phân DAP, MAP nhập khẩu nhập khẩu phân DAP trở về 0. Do đó, cộng động doanh nghiệp rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc, tháo gỡ khó khăn giúp hoạt động nhập khẩu phân bón diễn ra thuận lợi để không làm ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nội địa.
TRIỀU CƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Tại các tỉnh ĐBSCL như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, mưa lớn kéo dài cùng với triều cường dâng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông đường bộ và sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương trong vùng. Ghi nhận mực nước ở các trạm của vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn –Đồng Nai lên chậm và ở mức cao. Dự báo, triều cường sẽ tiếp tục dâng cao trong những ngày tới, mức đỉnh có khả năng xuất hiện từ ngày 13/09 đến 15/09. Thời gian xuất hiện sẽ rơi vào từ 4 - 6 giờ sáng và17 – 19 giờ tối.Hiện mực nước tại một số tỉnh ĐBSCL đang bắt đầu lên nhanh theo chi kì triều cường vào tháng 9 hàng năm, trong những ngày tới mực nước có khả năng đạt từ 2 mét đến 2,5 mét, sắp xỉ và cao hơn báo động 3.
VĨNH LONG THU HÚT DOANH NGHIỆP LỚN ĐẦU TƯ CHẾ BIẾN RAU QUẢ
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030, phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.Theo đề án, tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên, giảm tổn thất sau thu hoạch rau quả đến 2030 xuống dưới 10%; trên 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt trình độ và công nghệ sản xuất tiên tiến; công suất chế biến đạt 24.000 tấn sản phẩm/năm, thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa đầu tư vào ngành chế biến rau quả.Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của đạt khoảng 30 triệu USD, góp phần vào mục tiêu nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt từ 8 đến 10 tỉ USD.
GẠO VIỆT NAM LÊN GIÁ NHANH SAU KHI ẤN ĐỘ CẤM XUẤT KHẨU
Các hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang đẩy nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, Thái Lan và Myanmar tìm nguồn thay thế. Theo đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đều trong mấy ngày qua.Mới nhất, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 410 USD/tấn trong ngày 12/9, tăng khoảng 20 USD so với mức giá 390 - 393 USD/tấn vào tuần trước.Tuần trước, Ấn Độ, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với xuất khẩu nhiều loại ngũ cốc khác trong nỗ lực ổn định giá, đáp ứng nhu cầu của hơn 1,3 tỉ dân.Giá gạo vì thế đã tăng 5% tại châu Á kể từ thông báo của Ấn Độ và dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong tuần này.