1.029 thông báo về an toàn thực phẩm liên quan đến Việt Nam năm 2024. Nông sản OCOP chiếm khoảng 90% trong giỏ hàng hóa Tết. Hậu Giang: Tập trung xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào thiểu số. Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm.
1.029 THÔNG BÁO VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM NĂM 2024
Theo thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, trong năm 2024, các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Như vậy, bình quân 1 ngày, Văn phòng SPS Việt Nam nhận 3 thông báo. Dù thay đổi thị trường như vậy nhưng với sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, hầu hết các doanh nghiệp, nông dân đều đáp ứng được, chỉ có một số ít còn chưa tiếp cận, chưa nhận thức hết được nhưng đây là "con sâu làm rầu nồi canh", do đó, cần phải tuyên truyền, tiếp tục vận động và yêu cầu các trường hợp này thay đổi để đáp ứng được các quy định trong sản xuất, xuất khẩu.
Văn phòng SPS Việt Nam đánh giá, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đều đã có các bộ phận kỹ thuật rất chuyên nghiệp để nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi thị trường. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ, việc này vẫn đang gặp khó khăn.
NÔNG SẢN OCOP CHIẾM KHOẢNG 90% TRONG GIỎ HÀNG HÓA TẾT
Số liệu thống kê, Hà Nội là một trong 3 địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất cả nước với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên. Theo dự báo, sức tiêu thụ của thị trường cuối năm có thể tăng thêm 20 - 30% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội cho biết, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn, Sở đã triển khai kế hoạch cung ứng hàng hóa và bình ổn giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua giải pháp kích cầu tiêu dùng, mua sắm… Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết bảo đảm nguồn cung từ khá sớm. Đến nay, các Doanh nghiệp đã khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7-30%. Đáng chú ý, tỷ trọng hàng Việt Nam, nhất là nông sản đặc trưng của các địa phương, sản phẩm OCOP chiếm khoảng 90% trong giỏ hàng hóa Tết.
HẬU GIANG: TẬP TRUNG XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ
Văn Vũ sản xuất
Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc mà bà con Khmer ở tỉnh Hậu Giang đã thay đổi thói quen canh tác, nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó vươn lên trong cuộc sống, gia đình ngày một khấm khá hơn.
Ông Nguyễn Minh Vương, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh hiện có 15 dân tộc thiểu số, với trên 8.800 hộ dân sinh sống, trong giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh đã xây dựng 135 mô hình kinh tế cho trên 2.200 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia; trong đó, có khoảng 150 hộ dân tộc thiểu số với kinh phí 59 tỷ đồng. Toàn tỉnh cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho gần 700 lượt hộ dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng; đào tạo nghề cho hơn 1.800 lao động người dân tộc thiểu số.
GIÁ CÀ PHÊ TRONG NƯỚC TIẾP TỤC GIẢM
Hôm nay ngày 22/12, giá cà phê trong nước trung bình ở mức 121.100 đồng/kg, giảm 800 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá cà phê cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên được ghi nhận ở mức 121.300 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk có mức 121.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Giá cà phê tại Lâm Đồng là 120.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê tại Gia Lai hôm nay có mức 121.000 đồng/kg, giảm 800 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Nông hôm nay có giá 121.300 đồng/kg, cũng giảm 700 đồng/kg so với hôm qua.
Bảng:
GIÁ CÀ PHÊ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRỌNG ĐIỂM NGÀY 22/12