Việt Nam đang là hình mẫu về phát triển nông nghiệp và ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy các nước châu Phi rất mong muốn hợp tác nông nghiệp với Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Nhiều nước châu Phi mong muốn hợp tác về nông nghiệp với Việt Nam
SAPO: Việt Nam hiện là hình mẫu về phát triển nông nghiệp, và ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, Việt Nam đang nhận sự tin tưởng lớn từ châu Phi về triển vọng hợp tác nông nghiệp, nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Dù có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp, lương thực của thế giới trong tương lai, châu Phi vẫn gặp một số thách thức về nguồn lực, cơ sở hạ tầng và những kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp. Do đó, hợp tác Nam – Nam hướng tới bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững cho châu Phi là nội dung được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và đã chỉ đạo các cấp, các ngành tham gia một cách tích cực.
Từng tham gia triển khai một số dự án tại châu Phi, bà Marion Chaminade, Tham tán Nông nghiệp Pháp, chuyên gia CIRAD đánh giá, tiềm năng phát triển nông nghiệp của châu Phi còn rất lớn. Hiện châu lục này còn khoảng trên 600 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang.
PV Bà MARION CHAMINADE, Tham tán Nông nghiệp - Lương thực, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
“Việt Nam và Pháp đã ký một thỏa thuận hợp tác về nông nghiệp vào năm ngoái.
Thỏa thuận được đại sứ ký thay mặt cho Bộ Nông nghiệp Pháp, cùng với Bộ NN-PTNT Việt Nam. Một trong những điểm chính của thỏa thuận này là Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam trong hợp tác Nam-Nam về nông nghiệp.
Ý tưởng là tiến hành chẩn đoán ban đầu để xác định những thách thức chính mà cả Việt Nam và Senegal phải đối mặt. Với chuyên môn từ Pháp, mục tiêu là xác định nơi hợp tác chung có thể mang lại lợi ích lớn nhất. Mục tiêu là tăng cường phát triển nông sinh thái ở Senegal, tận dụng những đổi mới trong sản xuất lúa gạo đã hoặc đang được phát triển ở Việt Nam.”
PV Ông PHẠM NGỌC MẬU – Phó Vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ NN- PTNT
“Chúng ta đang có 1 nền nông nghiệp rất thành công, dễ dáp dụng, rẻ tiền. Thời gian qua chúng ta chủ yếu hỗ trợ chuyên gia cho châu phi, mà nếu chỉ hỗ trợ chuyên gia không thì khó thành công, thời gian tới chúng ta không chỉ hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, đảm bảo quản lý cả dự án bao gồm từ thiết kế dự án tuyển chọn chuyên gia, giống thu hoạch,sau thu hoạch… để đảm bảo thành công 1 dự án ở Châu Phi.”
Đến nay, Việt Nam đã ký gần 30 văn kiện hợp tác song phương về nông nghiệp với các nước châu Phi, tham gia hợp tác ba bên với gần 10 quốc gia và cử hơn 400 chuyên gia sang làm việc tại châu Phi… Các dự án nông nghiệp mà Việt Nam tham gia giúp tăng năng suất cây trồng từ 2 đến 4 lần. Nhiều giống lúa, kinh nghiệm thực tiễn tốt về nông nghiệp của Việt Nam được áp dụng thành công tại châu Phi, giúp lục địa đen nâng cao đời sống cho người dân và bảo đảm an ninh lương thực.
PV Ông PAUL KAYIZZI - Công ty Continental Markets (Uganda)
“Tôi nghĩ rằng nhiều nước Châu Phi đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất nông nghiệp, với những hạn chế về công nghệ, thông tin và các khía cạnh liên quan.
Với đất nước Uganda, cho đến nay, chúng tôi đang cố gắng học tập để sản xuất lúa gạo ở quy mô nhỏ. Gần đây, nhờ hợp tác với một số công ty của Việt Nam như HANVET, chúng tôi được cung cấp dược phẩm, vật tư y tế và thiết bị, hóa chất, thực hiện nghiên cứu, cũng như cung cấp các đầu vào nông nghiệp và thiết bị nông trại.. từ đó, giúp thúc đẩy nông nghiệp, cung cấp thông tin cho nhiều người về nông nghiệp, giáo dục và các lĩnh vực khác.
Hợp tác Nam – Nam sẽ giúp Uganda phát triển nông nghiệp hiệu quả tại một số quốc gia châu Phi khác như Sierra Leone, Nigeria, và Mozambique.”
Với những gì đã thực hiện tại châu Phi, mô hình, chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao về tính hiệu quả, chi phí hợp lý và phù hợp với tập quán canh tác, trình độ phát triển nông nghiệp của châu lục này.
Hiện nhiều nước châu Phi tiếp tục bày tỏ quan tâm, mong muốn thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác về nông nghiệp với Việt Nam như Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Benin, Madagascar, Angola… theo hướng Việt Nam hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thực tiễn tốt, công nghệ, nguồn lực… để các nước này nâng cao năng suất cây trồng, tiến tới tự chủ nông nghiệp và phát triển.