Nhiều tháng nay, người dân ở huyện Ý Yên (Nam Định) không còn đốt rơm rạ hay bỏ phí các loại phụ phẩm chăn nuôi mà đã biến chúng thành dinh dưỡng cho cây trồng bằng những biện pháp rất đơn giản, hiệu quả cao.
Biến rơm rạ, phế phụ phẩm trong hoạt động chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ, sau đó bón trực tiếp cho cây lúa và các loài rau màu mà không cần thêm bất kì chất dinh dưỡng nào khác.
Nếu trước kia cần khoảng 10 công nhân để có thể trộn 138 - 300m3 rơm rạ, thì nay chỉ cân 1 công nhân để vận hành sản xuất. Thời gian ủ phân khoảng 45 ngày, bằng một nửa so với phương thức ủ truyền thống.
Đó là những lợi ích kép nằm trong khuôn khổ Dự án Sử dụng phân bón đúng do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) là chủ dự án và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện.
Tên phóng sự: Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ, người dân lợi đủ đường
Phóng viên dẫn
Không mùi, không tồn nhiều chi phí, nếu nhìn qua bên ngoài, nhiều người sẽ nhầm tưởng là đất thông thường..nhưng thực chất đây là phân hữu cơ ủ tự nhiên, từ rơm và các phụ phẩm từ hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Phân bón này sẽ được bà con bón trực tiếp cho lúa và cây trồng mà không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng nào nữa. Đây là kết quả bước đầu của Dự án Sử dụng phân bón đúng đang triển khai tại xã Yên Cường, huyên Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Sau mùa gặt, 1ha thu hoạch 6 tấn lúa thì cũng có chừng ấy tấn rơm rạ thải ra môi trường. Theo thói quen, người dân đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. bên cạnh đó, nhiều người dân lạm dụng phân bón hóa học vào sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng đất trên đồng ruộng bị chai cứng. Từ khi các hộ dân tham gia Dự án Sử dụng phân bón đúng, tình trạng trên đã được cải thiện
Phỏng vấn
Ông HOÀNG ĐỨC HÂN
Trưởng phòng trồng trọt, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật
“Trước kia chưa sử dụng, các hộ dân thường xuyên đốt nó sẽ phí nguồn nguyên vật liệu. sau khi tiếp cận dự án này, bà con sẽ không đốt rơm rạ mà tận dụng rơm rạ để làm phân bón. Hiện tại chúng ta sử dụng phân bón hóa học quá nhiều dẫn đến đất bị chai cứng, chúng ta sử dụng toàn bộ phế phu phẩm làm phân bón, sau đó chúng ta cung cấp cho đất, trả lại cho đất những gì đã lấy đi”.
Với ứng dụng công nghệ của IRRI, người dân sẽ tận dụng rơm rạ, phế phụ phẩm trong chăn nuôi. Một hỗn hợp ủ được xem là tối ưu khi có tỷ lệ 60% rơm, 30% phân bò và 10% đất. Hỗn hợp này sau đó sẽ đưa vào máy trộn tự hành. Nếu trước kia cần đến 10 công nhân để đạt năng suất 138-300m3 rơm rạ cho 1 lần trộn thì nay chỉ cần 1 công nhân để vận hành máy cho ra năng suất giống trên. Từ đó giúp tiết kiệm công lao động cho bà con.
Phỏng vấn
Ông NGUYỄN VĂN DỰ
Chủ tịch HĐQT HTX KD&DV Nông nghiệp Nam Cường
“HTX cũng đã khảo nghiệm nhiều dự án phân, nhưng được Dự án Sử dụng phân bón đúng đã hỗ trợ nhất là kiến thức khoa học, về công thức ủ phân, hỗ trợ về máy đảo phân, so với công thức khác rất là tiện lợi, một là đơn giản, nhất là hỗ trợ bằng máy đảo phân đỡ công lao động so với thủ công. Hơn nữa chất lượng phân, theo quan sát của tôi nó rất là nhanh, công thức khác từ 3-4 tháng, nhưng công thức này 2,5 tháng”.
Cô Nguyễn Thị Ngần và các thành viên của HTX Nam Cường được hướng dẫn ủ phân bón hữu cơ từ tháng 8/2024. Phân ủ sau khi 2,5 tháng đạt kết quả sẽ được bà con nông dân đóng thành bao mang ra ruộng bón trực tiếp cho cây rau màu. Theo chia sẻ của người dân, từ ngày áp dụng công thức của Dự án giúp tiết kiệm chi phí phân bón, từ đó tăng năng suất cây trồng.
Phỏng vấn
Cô NGUYỄN THỊ NGẦN
Xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
“Chi phí so với mình làm rau trước đỡ hơn mình mua lân, đỡ mua lân, vi sinh đi, Không có mà bỏ thôi chứ phân này càng bỏ nhiều càng tốt, nếu có nhiều bỏ thì không cần đạm, không cần lân nó vẫn đẹp. đã có phân hữu cơ này làm rất đơn giản, đỡ sâu bệnh nhiều. Rau bón phân hữu cơ này lá màu xanh đậm hơn, rau ăn cũng ngọt hơn”.
Phỏng vấn
Ông HOÀNG ĐỨC HÂN
Trưởng phòng trồng trọt, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định
Thực hiện chương trình của Bộ, tỉnh Nam Định cũng đang triển khai rất rộng và khuyến cáo bà con nông dân dử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng. Với dự án này chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong thời gian tới chúng tôi sẽ cùng với dự án sẽ xây dựng các điểm trên huyện khác để bà con vừa học tập vừa tham quan để bà con nhận thấy tầm quan trọng của phân hữu cơ như thế nào.
Sau một thời gian thâm canh, xu hướng sử dụng phân hữu cơ để canh tác được nhiều người quan tâm nhưng chi phí cao, nhiều người còn ngại, tận dụng tốt nguồn rơm rạ và các phế phụ phẩm từ hoạt động chăn nuôi để ủ phân thì bên cạnh chất lượng tốt phân hữu cơ từ rơm khô và phân bò giúp giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí, từ đó tăng năng suất cho cây trồng.