Nuôi cá Dìa trong ao được triển khai ở Gio Linh cho thấy với giá bán 160.000đ/kg, sau 5 tháng nuôi ước đạt lãi ròng trên 64 triệu đồng/0,4 ha sau khi trừ chi phí.
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ DÌA TRONG AO THẤP TRIỀU
Mô hình được triển khai thực hiện tại hộ anh Trần Văn Thương ở thôn Nam Sơn, xã Trung Giang huyện Gio Linh, trên diện tích 4.000 m2 với 8.000 con cá giống, mật độ thả 2 con/m2 . Mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao. Tham gia mô hình hộ dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 50% chi phí mua con giống và thức ăn. Hiện sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, mô hình nuôi cá Dìa trong ao cho thấy cá nuôi sinh trưởng phát triển nhanh, kích cỡ bình quân đạt 4 con/kg, tỉ lệ sống 85% vượt chỉ tiêu đề ra. Với giá bán 160.000đ/kg thì sau 5 tháng nuôi ước đạt lãi ròng sau khi trừ chi phí có thể đạt >64 triệu đồng/0,4 ha/vụ nuôi.
Anh Trần Văn Thương, thôn Nam Sơn, xã Trung Gianghuyện Gio Linh
trước đây bà con chúng tôi chủ yếu tập trung vào nuôi con tôm, nhưng vài năm trở lại đây môi trường ô nhiểm nuôi gặp nhiều khó khăn. Năm nay bản than tôi nuôi cá dìa của trung tâm đem lại hiệu quả khá hơn nuôi tôm nhiều, đô an toàn cao hơn nuôi tôm.
Thông qua mô hình đã hoàn thiện hơn quy trình nuôi thương phẩm cá Dìa trong ao. Chuyển giao kỹ thuật tới bà con nông dân trên địa bàn về phương pháp nuôi cá Dìa trong ao ổn định hơn với điều kiện địa phương. Quá trình triển khai mô hình cho thấy việc thay đổi đối tượng nuôi phù hợp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Ông Phan Văn Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị
trong những năm tới Trung tâm khuyến nông tiếp tục du nhập và chuyển giao những hình thức nuôi mới cho bà con, nhằm giúp cho nhừng bà con ở vùng nuôi tôm thấp triều, kém hiệu quả có những đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng từng địa phương và giúp cho bà con tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Mô hình sẽ tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, cũng như góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.