Kiểm soát tốt dịch bệnh trên động vật được coi là trụ đỡ để các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có thể rộng đường xuất khẩu sang các thị trường lớn, giàu tiềm năng.
Hình backup:
MC:
Mến chào quý vị và bà con đến với Báo Nông nghiệp Việt Nam,
Thưa quý vị, những năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam luôn tăng trưởng tốt. Việt Nam đang phấn đấu đưa chăn nuôi thành ngành hàng xuất khẩu tỷ USD. Để làm được điều đó, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đáp ứng được nhiều hàng rào kĩ thuật. Trong đó, công tác thú y đóng vai trò quan trọng và là trụ đỡ để các sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính.
Mời quý vị và các bạn theo dõi ghi nhận do các phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam khu vực Đông Nam bộ thực hiện.
Lời bình:
Công ty TNHH CPV Food là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất thịt gà đạt chứng nhận Halal để xuất khẩu các sản phẩm thịt gà sang các quốc gia Hồi giáo. Đây là một thị trường tiềm năng để cho CP Việt Nam có thể mở rộng và khai thác. Điều này góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ xuất khẩu thịt gia cầm có thương hiệu ra thế giới.
Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, CPV Food Bình Phước đã được đánh giá cao khi xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh, thực hiện truy xuất nguồn gốc 100% chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến chế biến sản phẩm, triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh gia cầm, gắn với giám sát chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm. Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn thú y khắt khe của thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Cảm, Trợ lý Phó Tổng giám đốc CPV Food Bình Phước:Ngoài các nguyên liệu, yếu tố đầu vào và quy trình chăn nuôi phải có những điều kiện tiên quyết.Thứ nhất là phải có người Hồi giáo và đã được đào tạo phần giết mổ. Thứ hai là đối với cơ sở mà giết mổ là phải có phòng cầu nguyện cho người Hồi giáo. Thứ ba là đối với thức ăn cho cán bộ công nhân viên người Hồi giáo phải được trang bị ở nhà máy. Thứ tư là tất cả nhà máy phải thống nhất 1 quy trình sản xuất Halal. Nếu mà bị lẫn vào các cái sản phẩm của động vật khác hoặc chất cấm Halal giống như là có chứa rượu thì họ hoàn toàn từ chối.
Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm chăn nuôi của cả nước, nhất là trong phát triển chăn nuôi gia cầm. Đây cũng là vùng đứng đầu cả nước trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cũng như xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu.
Các trang trại quy mô lớn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín. Đây là những điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Nhiều doanh nghiệp cũng chung tay cùng địa phương xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chuỗi chăn nuôi gắn chế biến với công nghệ hiện đạt như Masan, C.P. Việt Nam, Koyu&Unitek, Japfa, De Heus, GreenFeed…
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT:Hệ thống các doanh nghiệp lớn đã có, hệ thống các HTX đã có và bà con nông dân đã có. Một cái hệ sinh thái cho phát triển chăn nuôi mà hướng mạnh cho xuất khẩu là đã đầy đủ. Vấn đề ra là tổ chức thương hiệu.Và tại sao chọn vùng Đông Nam bộ,vì đây là khu vực có quy mô đàn lợn rất đơn, chiếm khoảng 18% trong tổng đàn lợn cả nước, đàn gia cầm chiếm khoảng 12% trong tổng giá nước. Thứ hai là các doanh nghiệp đang tập trung ở đây và chúng ta đã có cái tiền đề là xây dựng được cơ sở hạ tầng. Do vậy mà sản xuất xuất khẩu thì chúng ta cũng xuất đi Nhật Bản về thịt gà, Hồng Kông về trứng và xuất sang Á Âu và rất nhiều sản phẩm về yến, mật ong... Cho nên là lần này tập trung đẩy mạnh và hạt nhân ở vùng Đông Nam Bộ để phát triển thị trường.
Tiềm năng là thế, tuy nhiên, để xuất khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi không phải là điều dễ dàng. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng của các thị trường nhập khẩu như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..., còn rất nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ. Trong đó, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh được coi là yếu tố bản lề để sản phẩm chăn nuôi có thể xuất khẩu đi các nước.
Tính đến nay, cả nước có hơn 2.200 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 59 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới, nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, hệ thống thú y và các địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ về thuốc, vacxin, hoạt động giết mổ và phòng, chống dịch bệnh để tạo ra “lá chắn thép” cho đàn vật nuôi.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT:Nguyên tắc số một là động vật, sản phẩm động vật bao gồm là thịt gà phải xuất phát từ quốc gia hoặc là vùng lãnh thổ đạt an toàn dịch bệnh. Ở trong bối cảnh Việt Nam chúng ta chưa phải là quốc gia an toàn bị bệnh thì cái điều kiện tiên quyết đấy là chúng ta phải có được các cái vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới. Cái thứ hai, khi đã có vùng an toàn dịch bệnh rồi thì cần có cái chuỗi cơ sở đảm bảo từ con giống, thức ăn nuôi, giết mổ, chế biến phải tuân thủ theo các yêu cầu về đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cùng với đó, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ đan xen với các cơ sở chăn nuôi tập trung còn phổ biến. Nhiều cơ sở chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, kiểm soát, xử lý môi trường trong chăn nuôi. Nhiều địa phương còn chưa tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, biện pháp phòng bệnh bằng vacxin. Nhiều trại chăn nuôi còn nằm ngoài vùng quy hoạch, gần khu dân cư.
Bà Nguyễn Thị Điệp, Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y, Bộ NN-PTNT:Phải đảm bảo về quy hoạch nó không ở trong các vùng thuộc phạm vi được phép chăn nuôi và duy trì được lâu dài, cũng như là đảm bảo trong cái việc mà kiểm soát được các dịch bệnh ở trong các cái vùng an toàn dịch bệnh này. Các cái vùng đệm, vùng lân cận là làm sao mà chúng ta cũng phải đảm bảo cả việc mà dịch bệnh ở các cái hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở xung quanh các vùng an toàn dịch bệnh và cũng còn tương đối nhiều. Do đó, việc kiểm soát vùng đệmcũng là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn của chúng ta để có thể tiến tới đạt được các cái yêu cầu mà chúng ta xuất khẩu.
MC:
Thưa quý vị và bà con,
Ngành chăn nuôi nước ta đang được xây dựng theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững và bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đây là tiền đề giúp chăn nuôi tiếp cận được với các thị trường lớn trên thế giới.
Để làm được điều này, việc nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh đóng vai trò quan trọng và là cầu nối để sản phẩm chăn nuôi đi xa và bền vững hơn. Mong rằng, với nỗ lực và quyết tâm của ngành Nông nghiệp, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành hàng xuất khẩu tỷ USD sẽ sớm trở thành hiện thực.
Tới đây, phóng sự do Báo Nông Nghiệp Việt Nam thực hiện cũng xin phép được khép lại. Xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.