Xây dựng vùng lúa chất lượng cao và giảm phát thải sẽ góp phần gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo của Việt Nam và tăng nguồn thu từ việc bán chứng chỉ cacbon.
Sản xuất lúa gạo hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu các vùng chuyên canh lúa quy mô lớn; liên kết chưa chặt chẽ giữa người trồng lúa với hợp tác xã và doanh nghiệp; các biện pháp canh tác còn chưa bền vững đặt ra không ít thách thức đối ngành sản xuất lúa gạo trong tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính. Bởi lẽ đó, “Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh” sẽ được Bộ NN-PTNT trình Chính phủ thời gian tới đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và kỳ vọng.
Ông HUỲNH VĂN THÒN Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời
Chuyên canh lúa sản xuất một cách đồng bộ quy mô lớn rồi giảm giá thành nhưng đồng thời tăng được chất lượng, đó chính là điều kiện để chúng ta xây dựng thương hiệu để tăng giá bán. Và nếu như tất cả cái này được quy hoạch và tổ chức lại sản xuất lớn tối đa hóa nguồn lực nhưng đồng thời sẽ giảm được các xung đột lợi ích giữa các thành phần còn lại hiện nay và cuối cùng thì chúng ta quy hoạch vùng trồng lớn theo các đơn đặt hàng theo các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì chắc chắn là đây chính là cơ sở để xây dựng thương hiệu cũng là làm công tác thị trường chúng ta bán được giá cao hơn.
Theo đại diện Ngân hàng thế giới, trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã và đang thực hiện việc sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững và phát thải thấp. Do đó, Việt Nam đã có kinh nghiệm trong vấn đề này. “Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh” của Bộ NN-PTNT khi triển khai sẽ góp phần nâng cao giá trị của ngành hàng lúa gạo, cùng với đó Việt Nam còn có thể tăng thêm nguồn thu từ việc bán tín chỉ cacbon cho các tổ chức quốc tế.
Ông CAO THĂNG BÌNH
Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp, Ngân hàng Thế giới (WB)
Về phía sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải để bán ra thị trường cacbon trên thế giới thì tôi nghĩ Việt Nam sẽ là nước lần đầu tiên mà ngân hàng thế giới hỗ trợ trên toàn thế giới. Việt Nam sẽ là bài học sẽ được các nước khác người ta áp dụng và theo dõi. nguồn lực thì các quỹ chính cacbon cũng như các quỹ tài chính khí hậu. Họ rất sẵn sàng rất ủng hộ Việt Nam trong chuyển đổi này. Thứ 3 là các nguồn lực của thế giới cũng rất sẵn sàng vấn đề tùy thuộc là vấn đề là Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp nhận những nguồn này thế nào một cách nhanh chóng hiệu quả để thực hiện đề án này.
Ông TRẦN THANH NAM
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Theo yêu cầu của chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thì cố gắng trong tháng 4 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án, sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương của đồng bằng sông Cửu Long, các bộ, ngành để triển khai các phầnkỹ thuật và cố gắng đầu năm 2014 sẽ triển khai đạt chứng chỉ cacbon, giảm phát thải khoảng 200.000 ha. Chúng tôi chọn 210 ha này để tập trung làm sao nhân rộng các mô hình tuyên thệ thì đây là lộ trình chúng tôi.
Theo đề án, vùng chuyên canh lúa chất lượng cao sẽ sử dụng giống có chứng nhận đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu đa giá trị, nhất là về dinh dưỡng, nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp. Song song với đó áp dụng quy trình canh tác bền vững, sử dụng ít vật tư đầu vào, nhất là phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống, nước và được tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh hợp tác liên kết. Các vùng lúa chất lượng cao quy mô lớn sẽ được cơ giới hóa đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, được số hóa vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.