| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan:

Việc đầu tiên là phải vượt qua được chữ ‘hợp tác’

Thứ Ba 21/06/2022 , 07:49 (GMT+7)

Trà Vinh Chiều ngày 20/6, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh.

Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ông Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: Giai đoạn 2016-2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 1,47%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đến cuối năm 2021 đạt gần 27 nghìn tỷ, chiếm khoảng 31% GRDP của toàn tỉnh. Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt đạt 130 triệu đồng/năm, tăng trên 13 triệu đồng/ha so với năm 2016.

Giá trị sản xuất/ha đất nuôi thủy sản đạt 360 triệu đồng/năm, tăng 143 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản bình quân đạt 4,4%/năm. Thu nhập bình quân của người dân ở nông thôn tăng từ 26,94 triệu đồng năm 2016 lên 32 triệu đồng/người năm 2021, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với Sở NN-PTNT Trà Vinh sáng 20/6. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với Sở NN-PTNT Trà Vinh sáng 20/6. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa có sự đột phá toàn diện. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Bên cạnh đó, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức liên kết sản xuất còn chậm, hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao. Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất chưa nhiều, năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực còn thấp.

Do đó, UBND tỉnh Trà Vinh, đề nghị Bộ NN-PTNT ưu tiên đầu tư cho Trà Vinh 2 dự án: Nâng cấp cảng cá Định An, tỉnh Trà Vinh với tổng mức đầu tư là 228 tỷ đồng và Dự án nuôi tôm công nghiệp huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh quy mô phục vụ khoảng 900 ha, tổng mức đầu tư 440 tỷ đồng. Cùng với đó, UBND tỉnh Trà Vinh cũng đề nghị Bộ NN-PTNT ưu tiên cho tỉnh tham gia các dự án về chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Tỉnh cũng đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ KH-ĐT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn cho tỉnh thực hiện các dự án kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nghe ý kiến phát biểu của doanh nghiệp về vấn đề khó khăn của khởi nghiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nghe ý kiến phát biểu của doanh nghiệp về vấn đề khó khăn của khởi nghiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Đối với các ý kiến phát biểu của chính quyền, ngành chức năng các cấp tỉnh Trà Vinh, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: Chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng để cùng với Bộ NN-PTNT giải quyết những vấn đề mang tính chất “căn cơ”. Trong đó, sự vào cuộc của các cấp đoàn thể đóng vài trò không nhỏ trong việc vận động nông dân thay đổi cách làm, cách nhìn, tư duy sản xuất.

Bộ trưởng đã chia sẻ với lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành chức năng các cấp về chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đây, Bộ trưởng đã truyền đi thông điệp: Các cấp, ngành chức năng phải có bổn phận, trăn trở với hàng chục triệu người nông dân, đối tượng yếu thế nhất trong nền kinh tế thị trường đầy rủi ro hiện nay.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, vấn đề tiêu thụ sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đối với vấn đề giá cả nông sản, hiện nay, tuân thủ theo quy quy luật thị trường nên không thể quyết định giá cả đầu ra để tăng lợi nhuận, do đó cần phải liên kết lại với nhau hình thành HTX để mua được đầu vào với giá rẻ hơn, từ đó có thể tăng lợi nhuận từ việc tiết kiệm chi phí đầu vào.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm HTX Xuân Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm HTX Xuân Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Nói về giải pháp tổ chức lại sản xuất trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Hợp tác, liên kết, thị trường. Cần phải tổ chức lại sản xuất, việc đầu tiên là cần phải vượt qua được chữ hợp tác. Không hợp tác thì không thể liên kết, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn”.

Bộ trưởng nhắc lại câu nói của Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương: “Đất đai có thể manh mún, nhỏ lẻ nhưng tư duy hợp tác không thể manh mún, nhỏ lẻ”, để khẳng định xu hướng hình thành hợp tác xã, liên kết nông dân là bước đầu tiên để tổ chức lại sản xuất.

Trong đó, Bộ trưởng cho rằng để thu hút bà con nông dân tự nguyện tham gia vào tổ chức HTX, các HTX cần minh chứng bằng những hoạt động cụ thể của đơn vị, tạo được niềm tin, đặc biệt là cam kết lợi nhuận cho bà con xã viên. Tỉnh Trà Vinh cũng như các địa phương vùng ĐBSCL cần xây dựng HTX trở thành chuỗi ngành hàng, đảm bảo từ chế biến, đa dạng hóa giá trị, tối đa hóa lợi nhuận, lợi ích cho thành viên HTX thông qua câu chuyện mua chung, bán chung. Đặc biệt, các HTX nên kêu gọi các  thương lái, đại lý vật tư nông nghiệp cùng tham gia HTX để hài hòa lợi ích.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm