Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 60 năm thành lập
Thứ Sáu 25/11/2022 , 14:36 (GMT+7)Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến trao Cờ thi đua của Chính phủ, cùng 2 Huân chương Lao động hạng Nhì và Ba cho tập thể, cá nhân xuất sắc.
Sáng 25/11, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Viện, có tiền thân là Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp được thành lập theo Nghị định số 140-CP ngày 29/9/1961 của Hội đồng Chính phủ.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, do đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua năm 2019 của Bộ NN-PTNT.
Cũng tại buổi lễ, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho GS.TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; và Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Ban Tài chính kế toán, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Cả hai đại diện của Viện đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2016 đến năm 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chúc mừng các thế hệ nhà khoa học, cán bộ, công nhân viên của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng, chặng đường 60 năm đã qua đầy gian truân, vất vả nhưng cũng rất đỗi tự hào.
Đánh giá cao những thành tựu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng gợi mở cho Ban Giám đốc Viện một số định hướng trong thời gian tới như: tự chủ về mọi mặt, từ tài chính, tổ chức đến nhiệm vụ; cải thiện hơn nữa môi trường làm việc để thu hút nhân tài; đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn...
Chúc mừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có bề dày thành tích cũng như lực lượng nhà khoa học hùng hậu gồm 2 giáo sư, 4 phó giáo sư, hàng chục tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý thêm lãnh đạo Viện nên quan tâm hơn nữa đến cơ sở hạ tầng, phát triển tương xứng các tiến bộ kỹ thuật với đội ngũ tri thức hiện tại.
"Đặc biệt, những ứng dụng về giống, kỹ thuật lâm sinh... cần hướng đến thị trường, lấy người dân làm trung tâm. Phải luôn trăn trở về việc làm thế nào để người dân có cuộc sống sung túc hơn nhờ các công trình khoa học", Thứ trưởng bày tỏ.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có tên như hiện tại từ tháng 8/1988 sau nhiều lần chia tách. Đến ngày 25/11/2011, Thủ tướng phê duyệt việc nâng cấp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ NN-PTNT.
Viện hiện có 17 đơn vị trực thuộc trải dài từ Bắc vào Nam, quản lý hơn 11.700 ha đất. Hệ thống phòng thí nghiệm được tăng cường với nhiều trang thiết bị hiện đại, trong đó có Phòng thí nghiệm Vật liệu và Công nghệ gỗ đạt chuẩn Vilas Quốc gia phục vụ nghiên cứu và giám định gỗ.
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập là dịp để nhiều thế hệ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cùng chia sẻ, ôn lại những cột mốc đáng nhớ trong hơn nửa thế kỷ.
Đại diện cán bộ qua các thời kỳ, GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm kể lại nhiều câu chuyện đáng nhớ, từ thời cán bộ Viện phải đi sơ tán, nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu. Đáng nhớ nhất là lần cán bộ Viện được quán triệt tinh thần giữ bí mật. Khi công tác tại địa phương, tất cả đều khai là "Đội trồng rừng nhân dân".
Xuyên suốt thời gian hoạt động, Viện nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước gồm: 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì và Ba cho tập thể Viện; 18 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì và Ba cho các cá nhân; 4 Cờ thi đua của Chính phủ; 30 Bằng khen của Thủ tướng và nhiều Bằng khen của các Bộ.
Một số nhà khoa học lão thành của Viện được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, giải thưởng Bông lúa vàng, giải thưởng Nhà khoa học của nhà nông...
Trong không khí ấm cúng của buổi gặp mặt, tất cả đều công nhận rằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam luôn là cơ sở chọn tạo giống cây lâm nghiệp hàng đầu Việt Nam, với trên 90% số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận là do Viện nghiên cứu chọn tạo.
Những năm gần đây, công tác chọn tạo giống các loài cây bản địa lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ được Viện đẩy mạnh. Cụ thể, 10 giống thanh thất, chiêu liêu nước và 1 giống sa nhân tím được công nhận; 1 giống xoan đào và 1 giống sâm Lai Châu lần đầu tiên được bảo hộ giống. Với mắc ca, Viện có 10 giống được công nhận.
Thay mặt tập thể cán bộ, công nhân viên, GS. TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, thời gian tới toàn Viện sẽ tích hợp đa giá trị vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.
Trong năm 2021, Viện được giao vận hành Hệ thống Chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS). Đến nay, hệ thống này đã được tổ chức Chứng chỉ rừng Quốc tế PEFC công nhận và cấp chứng chỉ cho 120.000 ha của hơn 20 doanh nghiệp cao su và hàng chục nghìn ha rừng keo của nhóm hộ gia đình, HTX.
Với khí thế mới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục phấn đấu phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đóng góp nhiều hơn nữa cho ngành lâm nghiệp để xứng đáng là một Viện hạng đặc biệt của Bộ NN-PTNT.
tin liên quan
Từ 1/1/2025, chưa làm thông tin sinh trắc học sẽ bị khóa tài khoản ngân hàng
Từ 1/1/2025, khách hàng phải thực hiện xác thực sinh trắc học ngân hàng, kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân khớp với thông tin mở tài khoản.
Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1/1/2025
Văn phòng UBND Hà Nội thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn về triển khai và tuyên truyền Luật Thủ đô 2024.
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng
Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.
Từ 2025, CSGT có thể khai thác dữ liệu giám sát hành trình người lái xe
Điều 5 của Thông tư quy định việc kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Miền Bắc rét đậm, rét hại kèm băng giá
Dự báo thời tiết cho thấy nguy cơ rét đậm rét hại kèm theo sương muối và băng giá hoạt động mạnh ở vùng núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,...
Chìm phà trên sông, nhiều người may mắn thoát nạn
Quảng Nam Đang vượt sông thì chiếc phà bị phá nước rồi chìm. Hành khách trên phà sau đó đã cùng dìu nhau lên bờ an toàn, tuy nhiên, nhiều tài sản đã bị chìm xuống sông.