| Hotline: 0983.970.780

Viện Lúa ĐBSCL và Tập đoàn Lộc Trời ký kết hợp tác chiến lược phát triển lúa gạo

Thứ Tư 25/12/2019 , 09:25 (GMT+7)

Ngày 24/12 Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long  (Viện Lúa ĐBSCL) và Tập đoàn Lộc Trời tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược 2020-2025.

17-21-09_nh_1_vien_lu_dbscl_v_tp_don_loc_troi_ky_ket_hop_tc_chien_luoc_pht_trien_ben_vung_giong_lu_v_thuong_hieu_go_viet_nm
Viện Lúa ĐBSCL và Tập đoàn Lộc Trời ký kết hợp tác chiến lược phát triển bền vững giống lúa và thương hiệu gạo Việt Nam.

Mục tiêu của hợp tác chiến lược này nhằm nghiên cứu phát triển bền vững giống lúa và thương hiệu gạo Việt Nam.

Lễ ký kết có sự chứng kiến của TS. Nguyễn Như Cường - Cục Trưởng Cục Trồng Trọt (Bộ NN-PTNT), ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, PGS.TS Trần Thị Cúc Hòa, các lãnh đạo từ Bộ, ngành trung ương và lãnh đạo TP. Cần Thơ.

Theo thỏa thuận, hai bên sẽ đóng góp chuyên môn và nguồn lực để chọn tạo một giống lúa thuần mới được công nhận chính thức để sản xuất, kinh doanh giống và gạo.

Đồng thời còn tổ chức tập huấn chuyên môn chọn tạo giống, duy trì giống đầu dòng, tiếp tục chuyển giao bản quyền thương mại các giống lúa, ứng dụng dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao như thiết bị bay không người lái để theo dõi, bảo vệ mùa màng. Bên cạnh đó còn đưa chế phẩm sinh học giúp hạn chế, khắc phục ảnh hưởng của hạn mặn cho vụ đông xuân.

Viện Lúa ĐBSCL có ưu thế là đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn tầm quốc tế, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có đồng ruộng khảo nghiệm nhiều vụ trong năm. Lộc Trời có thế mạnh là các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và có hệ thống nhà máy sản xuất giống và hệ thống phân phối rộng khắp.

Tập đoàn triển khai sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị trên vùng nguyên liệu lớn với hàng ngàn nông dân liên kết nhiều năm, áp dụng quy trình trồng lúa chất lượng cao và truy xuất được nguồn gốc.

Tập đoàn còn có lực lượng “3 Cùng” gần 1.000 kỹ sư nông nghiệp giúp chuyển giao kiến thức gieo trồng các giống lúa và giải pháp quản lý mùa vụ, dịch hại cho bà con nông dân.

Từ đó, Tập đoàn có năng lực triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học về lúa nhanh và mạnh trên diện rộng. Các thành quả hợp tác trong 30 năm qua của hai đơn vị đã đóng góp có ý nghĩa để nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam, giúp Lộc Trời thành công với thương hiệu Hạt Ngọc Trời tại thị trường nội địa, cùng Viện Lúa ĐBSCL góp phần xây dựng thương hiệu Gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế và củng cố vị thế Việt Nam là xứ sở gạo ngon của thế giới.

Tiêu biểu cho quan hệ hợp tác bền chặt của hai đơn vị là giống lúa OM 5451 được Viện Lúa ĐBSCL chuyển giao cho Lộc Trời độc quyền khai thác giống từ năm 2011, đến nay đã cung cấp hàng vạn tấn lúa giống OM 5451 nguyên chủng cho nông dân. Tháng 4/2018, Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục chuyển giao độc quyền giống OM 9577 và OM 18 cho Lộc Trời, trong đó OM 18 rất được nông dân, doanh nghiệp và thị trường ưa chuộng.

Tập đoàn Lộc Trời cũng được công nhận 5 giống lúa do tập đoàn nghiên cứu Lộc Trời 1, 2, 3, 4, 5, là nguyên liệu cho các sản phẩm gạo thương hiệu Hạt Ngọc Trời được người tiêu dùng cả nước tin dùng.

Lộc Trời đang khảo nghiệm để được công nhận giống Lộc Trời 28 và được các nhà khoa học đánh giá rất cao về phẩm chất và năng suất. Tại Hội nghị Thương mại Gạo Liên lục địa năm 2018 tại Trung Quốc, Lộc Trời 28 đạt giải Nhất Gạo Thơm, OM 18 đạt giải Nhì Gạo Trắng. 

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám đốc tập đoàn Lộc Trời cho biết: Tập đoàn Lộc Trời là một trong những đơn vị có thể sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị cao cũng nhờ có sự hỗ trợ của Viện Lúa ĐBSCL. Nhiều cán bộ nghiên cứu của chúng tôi do viện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

Tôi rất trân trọng mối quan hệ hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL và tin tưởng rằng hai đơn vị chắc chắn sẽ đạt các mục tiêu cam kết, cùng với nỗ lực chung của Chính phủ và toàn ngành lương thực cả nước sẽ xây dựng thành công thương hiệu Gạo Việt Nam.

17-21-09_nh_2_viec_co_nhung_giong_mu_moi_co_dc_tinh_uu_viet_gop_phn_vo_su_pht_trien_ben_vung_giong_lu_v_thuong_hieu_go_viet_nm
Việc có những giống múa mới có đặc tính ưu việt, góp phần vào sựa phát triển bền vững giống lúa và thương hiệu gạo Việt Nam.

Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL chia sẻ: Chúng tôi và Tập đoàn Lộc Trời đã có mối liên kết hợp tác từ rất lâu, tuy nhiên nội dung hợp tác trước đây còn mang tính riêng lẻ và chưa có tính dài hạn.

Chính vì vậy mục tiêu của thỏa thuận hợp tác chiến lược lần này mang tính toàn diện và có chiến lược lâu dài, có chương trình hành động cụ thể cho các lĩnh vực như: Chọn tạo giống lúa có đặc tính ưu việt, chuyển giao sản phẩm nghiên cứu, quy trình công nghệ mới, đào tạo, trao đổi chuyên gia…Tôi tin tưởng rằng kết quả hợp tác giữa hai đơn vị sẽ góp phần quan trọng trong phát triển bền vững giống lúa và thương hiệu gạo Việt trong tương lai.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục Trưởng Cục Trồng Trọt (Bộ NN-PTNT), chỉ đạo tại buổi ký kết: Thương hiệu lúa gạo chất lượng của Việt Nam còn hạn chế so với thế giới, tuy nhiên để thương hiệu lúa gạo Việt Nam được nhiều người biết đến và có vị thế đứng vững trên thương trường thế giới. Chúng ta cần phải xây dựng và tổ chức lại SX các giống lúa chất lượng cao, và đồng thời cần có sự liên kết cùng nhau xây dựng 4 nhà “nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà DN” để có thương hiệu gạo quốc gia.

Trong ngày trọng đại này, chúng tôi rất vui mừng chứng kiến buổi ký kết giữa Tập đoàn Lộc Trời với Viện Lúa ĐBSCL để hợp tác chiến lược 2020-2025 với mục tiêu nghiên cứu phát triển bền vững giống lúa và từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Tôi cũng hy vọng 2 bên ký kết sẽ đem lại hiệu quả và phát triển giống lúa gạo Việt Nam ngày càng bền vững.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm