| Hotline: 0983.970.780

Viết lại giấc mơ U19

Thứ Tư 26/08/2015 , 09:50 (GMT+7)

Ngày 25/8, tròn 1 năm U19 Việt Nam đánh rơi chức vô địch giải Hassanal Bolkiah Trophy hay còn gọi là giải U22 Đông Nam Á trên đất Brunei sau khi thất bại trước U19 Myanmar.

Màn rượt đuổi giữa hai đội bóng U19 (các đội còn lại là U21) trong trận chung kết đã dừng lại với tỷ số chung cuộc 4-3 nghiêng về đội bóng đến từ xứ chùa tháp.

Đó là lần thứ 2 trong vòng 1 năm, những người yêu mến lứa U19 Việt Nam chứng kiến những tài năng Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Hồng Duy… nằm xuống sân, ôm mặt khóc như mưa khi không thể đứng trên bục cao nhất của giải đấu dù đã chơi vô cùng ấn tượng.

Hai tuần sau, U19 Việt Nam gặp lại U19 Myanmar trên sân nhà Mỹ Đình ở bán kết giải U19 Đông Nam Á, và lần này, chúng ta đã trả nợ sòng phằng bằng chiến thắng thuyết phục 4-1 với hàng loạt siêu phẩm của Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn và Phan Văn Long.

Chiến thắng ấy khiến những người yêu mến U19 Việt Nam càng bay cao, càng hy vọng về chức vô địch cho đội nhà dù đối thủ ở trận chung kết của thầy trò ông Giôm thời điểm ấy là U19 Nhật Bản.

Rút cuộc, hình ảnh đọng lại ở Mỹ Đình vẫn là những giọt nước mắt, nó đẹp và đầy tiếc nuối như hình ảnh của hotgirl Nhật Lệ Su Su ôm miệng khóc giữa lòng chảo lửa vừa sôi lên bởi 5 vạn người yêu đội bóng áo đỏ.

Đó cũng là những hình ảnh cuối cùng, đẹp nhất về lứa cầu thủ U19 Việt Nam được mệnh danh là vua về nhì của 2 năm 2013 và 2014.

Bầu Đức, sau khi U19 Việt Nam vỡ mộng ở giải U19 châu Á trên đất Myanmar có trần tình rằng, U19 Việt Nam thực ra đã giành chức vô địch Đông Nam Á ở Mỹ Đình, bởi chúng ta thua U19 Nhật Bản - một đội khách mời ngoài khu vực!

Nói thế chỉ là trấn an thôi, còn sự thực, U19 Việt Nam vẫn chưa chạm tay tới Cup.

Và cũng hôm qua, những Quang Hải, Phan Thanh Hậu của 1 năm trước còn lại trong màu áo U19 Việt Nam đã cùng những đồng đội mới, bắt đầu viết lại giấc mơ U19 Đông Nam Á trên đất Lào.

Mọi thứ không còn quá ồn ào, nhưng niềm tin và hy vọng thì vẫn không hề nhỏ!

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm