| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam Cộng hòa đã nghiên cứu những gì về Đường mòn Hồ Chí Minh?

Thứ Ba 14/05/2019 , 08:37 (GMT+7)

Xác định con đường ảnh hưởng  đến sự tồn vong của chế độ, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã đổ hàng tỷ đô la để “vô hiệu hóa” con đường.

Các hoạt động điều tra, thu thập, tổng hợp, xử lý tin tức, tư liệu… do các cơ quan quân sự, bảo an, tình báo của chính quyền VNCH đã tạo ra một khối lượng tài liệu lớn về Đường mòn Hồ Chí Minh ở phía bên kia chiến tuyến. Khối tài liệu này đang được bảo quản Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Bộ Nội vụ).
 

VNCH đã phát hiện Đường mòn Hồ Chí Minh rất sớm

Các tài liệu cho biết, thời điểm phát hiện, đặt tên con đường của chính quyền VNCH diễn ra trước cả thời điểm Thường trực Quân ủy Trung ương thành lập Đoàn quân sự đặc biệt mang danh hiệu Đoàn 559, ngày 19/5/1959 và sớm hơn rất nhiều so với những thông tin hiện cho rằng tên gọi HoChiMinh Trail xuất phát từ các văn bản và và tài liệu của Mỹ và phương Tây có từ năm 1971.

Năm 1956, chính quyền VNCH phát hiện và gọi con đường là đường xuyên sơn từ Vĩ tuyến 17, sau đó là “Đường Xuyên Sơn Hồ Chí Minh” và dự đoán “Con đường này khi hoàn thành sẽ lấy tên là đường Hồ Chí Minh”. Năm 1960, chính quyền VNCH gọi tên con đường là “Đường chiến lược Hồ Chí Minh”.

8162551197
Phiếu trình Thủ tướng VNCH về đường 559 – Tư liệu Trung tâm LTQG 2 (Bộ Nội vụ)

Từ năm 1959-1968, Chính quyền VNCH tiến hành rất nhiều hoạt động nghiên cứu về Đường mòn Hồ Chí Minh (giai đoạn sau hoạt động thưa dần). Các tài liệu cho thấy, những chi tiết nhỏ nhất như những chiếc bếp đun nấu trên con đường, hay đến mô hình tiếp vận, các trạm tiếp vận, tổ chức đoàn 559,… đều được nghiên cứu rất kỹ lưỡng.

Miền Bắc đã lập 1 Ủy ban Thống nhất Trung ương để đặc trách về tình hình miền Nam, có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện và trang bị cán bộ. Số cán bộ này phần đông là những người thuộc các đơn vị tập kết như Sư đoàn 305, 324, 330, 338. Sau khi được huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện Xuân Mai (Hà Đông) các cán bộ được tổ chức thành đoàn ngũ (mang danh hiệu) để vào Nam.

Từ năm 1954 – 1959 cán bộ “Miền Bắc” xâm nhập chưa đáng kể, chủ yếu là cán bộ chính trị và một số ít cán bộ lãnh đạo quân sự. Từ đầu năm 1960 đến cuối năm 1962, tổng số người xâm nhập vào miền Nam tới 13.500 người. Lực lượng xâm nhập đều là những người thuộc các Sư đoàn, Trung đoàn miền Nam tập kết. Đến cuối năm 1963 ước lượng quân số “Miền Bắc” xâm nhập lên tới 27.000 người.

Lộ trình xâm nhập tiếp vận trên Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ diễn ra ở nội địa Việt Nam (Đông Trường Sơn) mà sang cả Lào (Tây Trường Sơn) và từ biên giới Việt – Miên qua ngã ba Đông Dương (biên giới Việt – Miên – Lào) và trên đường biển.

Theo các lộ trình xâm nhập bất cứ theo ngả nào trên đất liền đều có các Trạm. Các Trạm này là chỗ nghỉ chân của các Đoàn xâm nhập. Trên lộ trình nội địa từ khu Phi quân sự (Vĩ tuyến 17) vào tới Ara Salour (Bình Thuận) có tất cả 32 Trạm (Trạm đầu tiên có tên là Trạm “2 Con voi”). Thông thường mỗi Trạm đều có 01 Trạm trưởng và một số nhân viên giao liên vận tải hướng dẫn các Đoàn xâm nhập từ Trạm nọ đến Trạm kia và vận chuyển hàng hóa từ Bắc đưa vào. Các trạm thường đặt trong rừng già và xa các trục lộ giao thông, gồm một số nhà sàn, dựng dưới tán cây để tránh phi cơ quan sát. Khoảng cách mỗi Trạm chính được bố trí cách nhau từ 2 đến 4 ngày đường. Các Đoàn xâm nhập đến Trạm nào thì phải theo nội quy sinh hoạt ở Trạm đó. Việc nấu ăn cũng do Trạm ấn định (thường là buổi chiều) để tránh có khói khiến phi cơ dễ quan sát.
 

Đoàn 559

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho Đoàn 559 phải trở thành 1 đoàn hậu cần chiến lược, chiến dịch và chiến đấu với trách vụ đa năng và đa hiệu để vận chuyển người và vũ khí từ miền Bắc xâm nhập vào miền Nam.

7162550995
Đại tướng Võ Nguyên giáp động viên bộ đội Trường Sơn – 559

Bộ chỉ huy Đoàn còn gọi là Bộ Tổng Tư lệnh, có 3 cơ quan Tham mưu – Chính trị – Hậu cần gồm 18 phòng ngang với cấp Cục. Ngoài ra Đoàn còn có hệ thống đường tiếp vận qua 4 phía Trường Sơn rất quan trọng có thể tiếp vận người và vũ khí với một khối lượng lớn tới hàng Sư đoàn và hàng chục ngàn tấn vật liệu tới khắp 6 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và Kon Tum. Đoàn gồm trên 40 Tiểu đoàn, ngoài 10 Tiểu đoàn và 2 Đại đội quân vận, lực lượng còn có công binh, quân giới, phòng không, bộ binh, quân y, thông tin,hậu cần, dân công và thanh niên xung phong.

Đoàn sử dụng vận tải cơ giới và nhân lực để vận chuyển hàng hóa, vũ khí, được trang bị xe vận tải do các nước trong khối Cộng sản chế tạo. Cuối năm 1967 – 1968, Đoàn  đã hoạt động vượt mức, sử dụng đến 700 xe vận tải để di chuyển Sư đoàn 304 vào chiến trường Khe Sanh và vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí vào chiến trường Trị Thiên chuẩn bị cho cuộc tổng công kích.

Mặc dù Đoàn vận tải trong khu vực Bắc VNCH và tại Trung Lào và Hạ Lào, nhưng tương lai Đoàn này có thể mở rộng khu vực hoạt động xuống miền Nam. Đây là minh chứng hùng hồn sự kiện miền Bắc đang dốc toàn lực chi viện cho miền Nam với một số lượng rất lớn về người và vũ khí.

Xem thêm
Man.City tìm lại cảm giác chiến thắng

Man 'xanh' bắt đầu lấy lại phong độ và quyết không bỏ cuộc khi giành thêm chiến thắng tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh 2024/2025.

Quảng Ninh thưởng tiền vệ Nguyễn Hai Long gần 500 triệu đồng

Với thành tích xuất sắc trong đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, tiền vệ Nguyễn Hai Long được tỉnh nhà Quảng Ninh thưởng lớn.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.