| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam giành quyền đăng cai Asiad 2019

Thứ Năm 08/11/2012 , 18:31 (GMT+7)

Chiều 8/11, Hội đồng Olympic châu Á công bố Việt Nam sẽ là chủ nhà của Asiad 2019, chấm dứt màn chạy đua giành quyền đăng cai sự kiện này.

Chiều 8/11, Hội đồng Olympic châu Á công bố Việt Nam sẽ là chủ nhà của Asiad 2019, chấm dứt màn chạy đua giành quyền đăng cai sự kiện này. 


Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Fahad Al-Sabah và đoàn Việt Nam trong buổi gặp mặt chính thức.

Chiều ngày 8/11, tại phiên họp toàn thể Hội đồng Olympic châu Á (OCA) diễn ra tại Macao, Chủ tịch OCA ông đã thông báo kết quả cuộc chạy đua giành quyền đăng cai kỳ Asian Games lần thứ 18 năm 2019. Theo đó, Việt Nam vượt qua hai ứng cử viên là Surabaya (Indonesia) và Dubai (UAE) để lần đầu tiên trở thành chủ nhà của một kỳ Asiad.

Ngay sau khi kết quả được công bố, VnExpress trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang và ông đã xác nhận điều này. Ông cho biết cuộc chạy đua tranh quyền đăng cai Asiad 2019 diễn ra quyết liệt đến phút chót.

Trong bài thuyết trình lần cuối về đề án chuẩn bị đăng cai Đại hội, đại diện của Việt Nam, Indonesia và UAE đều đưa ra những lợi thế lớn nhất nếu trở thành chủ nhà Asiad trong 7 năm tới.

Ngay trước phiên họp này, phía Indonesia đã có những động thái vận động quyết liệt và Chủ tịch ủy ban Olympic nước này tuyên bố với báo chí rằng "cửa thắng" của Indonesia là rất lớn.

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng đã mang chiến thắng về cho Việt Nam. Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Asiad. Trước đó nước ta đã tổ chức thành công SEA Games 22, Đại hội thể thao châu Á trong nhà 2009. Tới đây, Việt Nam tiếp tục đăng cai Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016 trước khi tổ chức Asiad năm 2019.

Đề án tổ chức Asiad 2019 của Việt Nam đi kèm với kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất tổng thể của khu vực phía Bắc do Chính phủ phê chuẩn. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống đường giao thông liên tỉnh và tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở các tỉnh, thành.

Phía Việt Nam hy vọng sự kiện Asiad 2019 sẽ được tổ chức với kinh phí riêng biệt 150 triệu USD, trong đó tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, sẽ là màn giới thiệu một Việt Nam mới mẻ với thế giới sau 7 năm nữa.

Theo VnExpress

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm