| Hotline: 0983.970.780

Viết tiếp bài "Mập mờ đấu giá gỗ quí hiếm rừng Đin Đeng": Đưa nhau vào ngõ cụt

Thứ Ba 29/06/2010 , 12:07 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng loạt bài về những bất hợp lý quanh vụ đấu giá gỗ quí hiếm rừng Đin Đeng, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), chúng tôi chợt tá hoả khi thấy hậu trường vụ việc còn quá nhiều điều ẩn khuất.

PV NNVN (ngoài cùng bên phải) làm việc với GĐ Sở Tư pháp và ông Đỗ Xuân Dũng (ngoài cùng bên trái) GĐ trung tâm DVBĐG.
Sau khi NNVN đăng loạt bài về những bất hợp lý quanh vụ đấu giá gỗ quí hiếm rừng Đin Đeng, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), chúng tôi chợt tá hoả khi thấy hậu trường vụ việc còn quá nhiều điều ẩn khuất.

Đó là: Bán hồ sơ đấu giá không đúng nơi qui định, tổ chức đấu giá không đúng giờ, không theo nội qui đặt ra, hàng đấu giá ít hơn gần 5m3 so với thực tế. Vô lý nhất là ông Hoàng Văn Xuân, Hạt trưởng KL Bạch Thông không có mặt tham dự phiên đấu giá mà vẫn có tên và trực tiếp ký vào biên bản hoàn tất việc đấu giá.

Biên bản làm việc của Thanh tra Sở Tư pháp với Kiểm lâm huyện Bạch Thông ngày 4/5 đã chỉ rõ “…Khi thông qua biên bản đấu giá còn một số vấn đề thắc mắc của các bên tham gia đấu giá cần báo cáo Hạt trưởng, vì vậy ông Thuần (Hạt phó) chưa ký vào biên bản, còn chữ ký của ông Xuân (Hạt trưởng) trong biên bản đấu giá ký lúc nào, ai đưa cho ông Xuân ký tôi (Thuần) không biết”.

Khi trả lời về việc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá (TTDVBĐG) căn cứ vào qui định nào của pháp luật để ban hành Nội qui đấu giá nội bộ, ông Đỗ Xuân Dũng - GĐTT đã “phát khùng” vì không thể lý giải được câu hỏi của PV. Khi chúng tôi yêu cầu ông Dũng cho biết cơ quan nào (tức phía Kiểm lâm hay Tư pháp) ban hành nội qui, ông Dũng chỉ trả lời vòng vo cho qua chuyện. Bị "truy" gắt quá, ông Dũng tỏ thái độ bực bội và bất hợp tác “Cứ nhìn vào văn bản nó đã thể hiện hết rồi đó, anh hỏi tôi, tôi còn biết trả lời thế nào và tôi cũng không đổ lỗi cho ai”.

Để gặp được vị Giám đốc TTDVBĐG, chúng tôi phải mất đứt 2 ngày trường kỳ chờ đợi và nhờ vả đủ các "kênh", đến khi gặp được cũng chẳng biết thêm gì hơn, ngoài việc tự đọc văn bản và tự hiểu sự việc. Với quyết tâm lần theo đến cùng dấu vết vụ việc, PV còn phát hiện thêm nhiều vụ cũng có nội qui tương tự như vụ đấu giá gỗ tại Bạch Thông, khi TTDVBĐG và chủ hàng đã dùng nội qui loại đối thủ nhằm “chỉ định” khách hàng theo ý mình. Gần đây nhất khi bán gỗ tịch thu theo QĐ số 33 ngày 18/01/2010 của UBND huyện Chợ Mới, với lô gỗ bán đấu giá 251,191 m3 (trong đó có 192,01 m3 gỗ nghiến quí hiếm nhóm IIA) tại rừng Lủng Toòng, thôn Khuổi Đeng II, xã Tân Sơn huyện Chợ Mới, TTDVBĐG – Sở Tư pháp và chủ hàng cũng dùng nội qui loại đối thủ và kết quả chỉ thu được số tiền rất “hợp lý” là 735 triệu đồng.

Ông Lục Văn Thuần, Phó hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông cho biết KL sẽ không bàn giao hàng cho người trúng giá nếu còn vướng mắc, khiếu nại của các bên tham gia đấu giá.

Từ khi công bố kết quả đấu giá lại lần 2 vào chiều ngày 19/4, DNTN Sơn Mỹ, địa chỉ tại huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã trúng đấu giá và thoả sức ăn mừng khi “một mình một chợ” với lô gỗ quí hiếm này, vì hai người khác cùng tham gia đấu giá là ông Vũ Văn Chính và Lương Đình Kiểm, tổ 9 phường Phùng Chí Kiên, TX Bắc Kạn thấy bất bình cung cách điều hành của TTDVBĐG, họ đã phản ứng ngay tại chỗ và không bỏ phiếu đấu giá, chỉ còn mình ông Nguyễn Văn Long, GĐ DNTN Sơn Mỹ bỏ giá có một lần duy nhất với số tiền 350 triệu đồng. Ngay lập tức TTDVBĐG đã nhanh chóng lập biên bản và công bố Sơn Mỹ trúng giá lô gỗ quí hiếm rừng Đin Đeng với giá bèo là 350 triệu đồng. Sau đó Sơn Mỹ đã tức khắc nộp đủ số tiền đấu giá theo qui định và chờ đợi chủ hàng là Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông tổ chức bàn giao số tài sản trên.

Tuy nhiên có lẽ do còn quá nhiều ý kiến trái chiều nên Hạt Kiểm lâm chưa thể bàn giao số gỗ. Trao đổi về vấn lý do tại sao không thực hiện công văn hối thúc bàn giao tài sản của TTDVBĐG, ông Lục Văn Thuần- Phó Hạt KL Bạch Thông cho hay “Khi còn có ý kiến trái chiều về kết quả đấu giá, chúng tôi chấp nhận cắt cử cán bộ trông hàng trong rừng chứ không thể bàn giao cho khách hàng ngay”. Như vậy cho đến hôm nay 28/6, đã hơn 2 tháng trôi qua, kết quả người trúng giá đã được công bố, nhưng Kiểm lâm huyện Bạch Thông vẫn chưa giao hàng cho khách, mặc cho tang vật vụ án phá rừng tiếp tục phơi mưa, phơi nắng trên rừng Đin Đeng.

Nhìn chung, vụ việc mập mờ đấu giá gỗ quí này đã làm cho cả chủ và khách hàng “lĩnh đủ”, khi họ đang tự dẫn nhau vào ngõ cụt và bế tắc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm