Cụ thể, Vinasoy được Hội đồng Thẩm định gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế về phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn đánh giá cao… trong việc xây dựng lợi ích lâu dài cho môi trường, đặc biệt là môi trường đất ở các vùng nguyên liệu.
Sự công nhận của Hội đồng Thẩm định giải thưởng đã chứng minh sự lựa chọn phát triển sản phẩm dinh dưỡng và vùng nguyên liệu gắn liền với đậu nành suốt 26 năm qua là chiến lược đúng đắn của Vinasoy, xuất phát từ giá trị lâu dài và bền vững cho các đối tác và môi trường. Nhờ vậy, Vinasoy đã được vinh danh ở hạng mục “Tối ưu Nguyên liệu bền vững”.
Với tư duy chiến lược, Vinasoy đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) hơn 10 năm trước, tạo nền móng để xây dựng nền nông nghiệp đậu nành bền vững. Đến nay, Trung tâm đang sở hữu nguồn gen của 1.533 dòng giống đậu nành.
Giống đậu nành không biến đổi gen Vinasoy 02-NS của Vinasoy đã được Bộ NN-PTNT cấp bằng bảo hộ và trồng đại trà trên diện tích 200ha ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung.
Bà Hà Thị Lan Hương, Giám đốc Truyền thông Doanh nghiệp của Vinasoy, chia sẻ “Được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2023 là sự ghi nhận những nỗ lực suốt thời gian qua của Vinasoy, tạo niềm tin mạnh mẽ cho công ty cùng các đối tác trong việc thực hành phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.
Vinasoy là doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành dẫn đầu cả nước, chiếm 90% thị phần sữa đậu nành hộp giấy. Công ty xác định thực hành các tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) cho mọi hành động và mục tiêu trong sản xuất kinh doanh, bao gồm bền vững về môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp.
Vinasoy hiện có 3 nhà máy sản xuất sữa đậu nành tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương với tổng công suất hơn 390 triệu lít/năm và nằm trong Top 5 nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, thói quen canh tác một loại cây lương thực liên tục trong thời gian dài sẽ khiến đất bị thoái hóa, phát sinh ngày càng nhiều loại sâu bệnh có hại cho nông sản.
Vì vậy, trong thời gian qua, VSAC đã hợp tác với nông dân để trồng luân canh cây đậu nành trên đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, giúp bà con tối ưu hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất (không để trống đất trồng), tăng độ màu mỡ cho đất nhờ các nốt sần giàu đạm của đậu nành.
Còn tại vùng trồng Tây Nguyên, nơi có hơn 150ha đậu nành giống Vinasoy 02-NS, nhiều hộ nông dân được Vinasoy hỗ trợ kỹ thuật, giống trồng luân canh, xen canh đậu nành với cây lâu năm khác như thanh long, cà phê, điều, bơ…
Chiến lược tối ưu nguyên liệu bền vững như trên của Vinasoy được xem là một trong những nỗ lực mạnh mẽ của doanh nghiệp để góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về giảm phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào năm 2050.