| Hotline: 0983.970.780

Vipesco hỗ trợ nông dân quản lý cỏ dại, ốc bươu vàng

Thứ Ba 17/12/2024 , 11:01 (GMT+7)

Triển khai vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 tại ĐBSCL, Vipesco tập trung giúp nông dân các biện pháp quản lý hiệu quả cỏ dại, ốc bươu vàng trên đồng ruộng ngay từ đầu vụ.

Nước rút đến đâu xuống giống đến đó

Từ sáng sớm tại cánh đồng xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, bà con nông dân đã tranh thủ xuống giống đợt 3 vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 khi nước lũ vừa kịp rút.

Trên cánh đồng xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) thời điểm này bà con nông dân đang tranh thủ xuống giống đợt 3. Ảnh: Minh Sáng.

Trên cánh đồng xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) thời điểm này bà con nông dân đang tranh thủ xuống giống đợt 3. Ảnh: Minh Sáng.

Dẫn chúng tôi ra thăm đồng, anh Lê Tấn Đạt, nhân viên Công ty Vipesco khu vực Đồng Tháp Mười phấn khởi chia sẻ: “Hôm nay bà con nông dân đang tập trung xuống giống dứt điểm vụ lúa đông xuân đặng kịp lịch thời vụ và tiến hành xử lý cỏ dại, ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.

Nhằm giúp bà con xử lý thuốc trừ cỏ, thuốc diệt ốc bươu vàng hiệu quả, ngay từ đầu vụ, khoảng tháng 10 chúng tôi đã xuống gặp gỡ trực tiếp bà con trong Câu lạc bộ Kết nối nhà nông để hỗ trợ kỹ thuật làm đất cũng như sử dụng thuốc hiệu quả, đồng thời tổ chức trình diễn sản phẩm và kết hợp tổ chức hội thảo đầu bờ để bà con biết đến các bộ sản phẩm mới của Vipesco”.

Theo anh Đạt, mùa vụ năm nay ở khu vực Đồng Tháp Mười (Long An) trễ hơn so với năm trước gần 1 tháng vì tại khu vực này nước lũ rút khá chậm, hơn nữa thời tiết bất lợi do mưa nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới năng suất cuối vụ.

Nông dân sử dụng dịch vụ xuống giống đồng loạt trong vụ đông xuân 2024 - 2025. Ảnh: Minh Sáng.

Nông dân sử dụng dịch vụ xuống giống đồng loạt trong vụ đông xuân 2024 - 2025. Ảnh: Minh Sáng.

Là thành viên Câu lạc bộ Kết nối nhà nông (Đồng Tháp Mười – Long An), ông Nguyễn Ngọc Lương, ấp 1, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa tâm sự: “Do chờ nước lũ rút nên đến hôm nay tôi mới tập trung xuống giống dứt điểm, đồng thời phối hợp với nhóm kỹ thuật của Công ty Vipesco tổ chức trình diễn các biện pháp xử lý bộ thuốc diệt cỏ VifisoVitanil trên đồng ruộng ở giai đoạn từ 4 đến 6 ngày sau sạ lúa, kết hợp với dòng sản phẩm tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm nhằm quản lý hiệu quả lúa cỏ và cỏ đầu vụ”.

Theo ông Lương, vụ đông xuân năm nay gia đình ông đã xuống giống trên diện tích 10ha giống lúa IR4625. Do trong vụ hè thu vừa qua giá cả đầu ra ổn định, hơn nữa vụ 3 (vụ thu đông) giá lúa cũng khá cao (từ 8.000 - 8.200 đồng/kg lúa IR4625) nên nông dân phấn khởi bắt tay vào sản xuất vụ lúa đông xuân này chủ động hơn.

Tương tự, hộ anh Phạm Công Minh (ấp 1, xã Tân Tây) có ruộng kế bên cũng vừa xuống giống dứt điểm vụ đông xuân trên diện 2ha, giống nếp Thái. Theo anh Minh, vụ đông xuân là vụ chính trong năm, nhờ có được phù sa sau lũ sẽ giúp lúa phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, bà con phải mất công canh nước và phòng chuột đồng phá lúa ngay từ đầu vụ.

Anh Lê Hồng Thủ, Trưởng khu vực Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp) – Công ty Vipesco nhận định, vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 tại Long An diễn ra hơi trễ do nước lũ rút muộn. Hơn nữa, năm nay có những cơn mưa trái mùa kéo dài nên cũng ảnh hưởng đến lịch gieo sạ cũng như gây khó khăn cho xử lý thuốc cỏ.

“Những ngày vừa qua có rất nhiều nông dân lo lắng vì sau khi sạ bị mưa nên chưa thể xử lý thuốc trừ cỏ. Do đó, chúng tôi đã tư vấn cho bà con sử dụng bộ sản phẩm của Công ty gồm Vibuta 62EC kết hợp với Vitaninl 60EC quản lý hiệu quả cỏ dại trên đồng ruộng từ 4 đến 7 ngày ngày sau khi sạ”, anh Thủ cho biết.

Do chờ nước lũ rút nên hiện nông dân xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, Long An mới tập trung xuống giống. Ảnh: Minh Sáng.

Do chờ nước lũ rút nên hiện nông dân xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, Long An mới tập trung xuống giống. Ảnh: Minh Sáng.

Theo anh Thủ, đến nay nông dân ở vùng Đồng Tháp Mười đã xuống giống hơn 70% kế hoạch gieo sạ. Vipesco cũng đã chuẩn bị sẵn lực lượng kỹ thuật để triển khai đồng loạt các chương trình của công ty về trình diễn sản phẩm, hội thảo đầu bờ, đặc biệt là trừ cỏ đầu vụ để giúp bà con nắm chắc kỹ thuật vì theo quan niệm “Công làm là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” nên diệt cây cỏ là quan trọng. Do đó, tình hình sâu bệnh gây hại đầu vụ đã được kiểm soát tốt. Đạo ôn lá, cháy bìa lá, ốc bươu vàng và chuột tuy có xuất hiện nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại đều ở mức thấp nhờ bà con áp dụng hiệu quả các bộ sản phẩm của Vipesco.

Trình diễn nhiều sản phẩm trên đồng ruộng

Vụ lúa đông xuân là vụ sản xuất chính và giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của cả năm. Do đó, ngành nông nghiệp các tỉnh vùng ĐBSCL đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm đạt kết quả cao về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.

Tình hình sâu bệnh gây hại đầu vụ đã được kiểm soát tốt. Đạo ôn lá, cháy bìa lá, ốc bươu vàng và chuột tuy có xuất hiện nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại đều ở mức thấp nhờ bà con áp dụng hiệu quả các bộ sản phẩm của Vipesco. Ảnh: Minh Sáng.

Tình hình sâu bệnh gây hại đầu vụ đã được kiểm soát tốt. Đạo ôn lá, cháy bìa lá, ốc bươu vàng và chuột tuy có xuất hiện nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại đều ở mức thấp nhờ bà con áp dụng hiệu quả các bộ sản phẩm của Vipesco. Ảnh: Minh Sáng.

Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa đông xuân 2024 - 2025, toàn vùng ÐBSCL có kế hoạch sản xuất khoảng 1,49 triệu ha, xuống giống từ ngày 10/10 đến 31/12/2024, chia làm 3 đợt: Ðợt 1 (từ ngày 10 đến 30/10) xuống giống 387.400ha, chiếm 26% diện tích kế hoạch - là đợt xuống giống sớm né tránh hạn, mặn cuối vụ tại vùng ven biển có nguy cơ thuộc các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang; đợt 2 (từ ngày 1 đến 30/11) xuống giống 685.400ha, chiếm 46% kế hoạch - là đợt xuống giống chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển của đồng bằng; đợt 3 (từ ngày 1 đến 31/12) xuống giống 387.400ha, chiếm 26% diện tích kế hoạch.

Nhóm giống lúa chủ lực đưa vào sản xuất có khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt như: OM 18, OM 5451, OM 4900, OM 6976, Jasmine 85, Ðài Thơm 8, OM 7347, Nàng Hoa 9... Ông Nguyễn Đức Trọng, Trưởng khu vực Tứ giác Long Xuyên (Công ty Vipesco) cho biết: Đến thời điểm này, vùng Tứ giác Long Xuyên cũng đã xuống giống được 80% diện tích, chỉ còn khu vực ven biển đến cuối tháng 12/2024 cũng sẽ xuống giống dứt điểm.

Nông dân xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang xuống giống vụ đông xuân 2024 - 2025. Ảnh: Minh Sáng.

Nông dân xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang xuống giống vụ đông xuân 2024 - 2025. Ảnh: Minh Sáng.

Trước khi vào vụ đông xuân khoảng nửa tháng, Công ty Vipesco đã triển khai lực lượng kỹ thuật xuống tận ruộng để khuyến cáo và hỗ trợ cho bà con những giải pháp kỹ thuật xử lý đầu vụ, nhất là giai đoạn xử lý lúa cỏ; đồng thời trình diễn hướng dẫn bà con sử dụng các bộ sản phẩm Tropica 900EC quản lý tốt lúa cỏ đạt hiệu quả cao. Tiếp đến hướng dẫn bà con sử dụng bộ sản phẩm Vibuta 62ECVitaninl 60EC để xử lý trừ cỏ đầu vụ.

Theo ông Trọng, đối với những trà lúa đã xuống giống, hiện đang xuất hiện nhiều muỗi hành và sâu đục thân, do đó nhân viên các khu vực của Vipesco đang tích cực cùng nông dân thăm đồng để hướng dẫn bà con sử dụng thuốc Vifu - Super 5GR trộn với phân rải nhằm ngừa muỗi hành và sâu đục thân hiệu quả. Thậm chí đối với những trà lúa xuống giống từ 10 đến 20 ngày, nay kiểm tra đã thấy xuất hiện tuyến trùng vì thời tiết lạnh và nắng mưa bất thường.

Nhiều khu vực ở ĐBSCL xuống giống lúa đông xuân từ 10 đến 20 ngày, đến nay kiểm tra đã thấy xuất hiện tuyến trùng vì thời tiết lạnh và nắng mưa bất thường. Ảnh: Minh Sáng.

Nhiều khu vực ở ĐBSCL xuống giống lúa đông xuân từ 10 đến 20 ngày, đến nay kiểm tra đã thấy xuất hiện tuyến trùng vì thời tiết lạnh và nắng mưa bất thường. Ảnh: Minh Sáng.

Ngoài việc trình diễn và hội thảo đầu bờ, Vipesco còn tổ chức các buổi tọa đàm quy mô lớn với hàng trăm nông dân tham dự nhằm phổ biến kỹ thuật sâu rộng đến với bà con nông dân để áp dụng hiệu quả và kịp mùa vụ.

Nông dân Trịnh Ngọc Hoàng Lâm, ấp Phước Mỹ, xã Phước Hưng (huyện An Phú, An Giang) là một trong số các hộ dân được chọn trình diễn sản phẩm, từ khâu làm đất, xử lý ốc bươu vàng đầu vụ… Theo ông Lâm, gia đình ông cũng như nhiều bà con xung quanh đang chờ nước rút để xuống giống đồng loạt, khoảng 22/12 sẽ dứt điểm xuống giống vụ đông xuân. Bà con lo ngại nhất là dịch ốc bươu vàng và chuột, đây là hai đối tượng phổ biến nhất trong vụ lúa đông xuân này.

Nhằm giúp bà con xử lý thuốc cỏ, thuốc diệt ốc bươu vàng hiệu quả, ngay từ đầu vụ, đội ngũ nhân viên của Vipesco đã xuống gặp gỡ trực tiếp bà con trong Câu lạc bộ Kết nối nhà nông để hỗ trợ kỹ thuật làm đất cũng như sử dụng thuốc hiệu quả. Ảnh: Minh Sáng.

Nhằm giúp bà con xử lý thuốc cỏ, thuốc diệt ốc bươu vàng hiệu quả, ngay từ đầu vụ, đội ngũ nhân viên của Vipesco đã xuống gặp gỡ trực tiếp bà con trong Câu lạc bộ Kết nối nhà nông để hỗ trợ kỹ thuật làm đất cũng như sử dụng thuốc hiệu quả. Ảnh: Minh Sáng.

Do đó, ngành nông nghiệp các tỉnh vùng ĐBSCL hiện đang triển khai nhiều giải pháp phòng trừ sâu bệnh, bao gồm tăng cường công tác dự tính, dự báo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, quản lý thuốc BVTV và hỗ trợ kinh phí mua thuốc, dụng cụ phòng trừ. Tuy nhiên, nông dân cũng cần chủ động kiểm tra đồng ruộng, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.

Theo khuyến cáo của ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam – Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), nông dân cần áp dụng kỹ thuật gieo sạ đúng thời điểm để né rầy nâu. Theo đó, rầy nâu thường di trú vào các ngày từ 20 - 28 hàng tháng, việc gieo sạ khi rầy vào đèn cao điểm sẽ làm giảm mật số rầy ngay từ đầu vụ, đảm bảo an toàn cho giai đoạn lúa trổ - thời điểm nhạy cảm nhất.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.