| Hotline: 0983.970.780

Vụ học sinh trường Gateway tử vong: Hoàn tất điều tra, hé lộ nhiều tình tiết mới

Thứ Bảy 07/12/2019 , 18:23 (GMT+7)

Cơ quan CSĐT, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa hoàn tất điều tra vụ bé Lê Hoàng L. (SN 2013, học sinh lớp 1 Tokyo Trường tiểu học Gateway) tử vong trong xe bus.

Trường Gateway nơi cháu L theo học.

Theo điều tra, 6h ngày 6/8, tài xế Phiến lái ô tô Ford Transit 16 chỗ mang BKS: 29B-069.56 đón bà Quy để đi đón 13 học sinh trường Gateway, trong đó có cháu Lê Hoàng L. (SN 2013, trú tại tòa Trung Yên Plaza.

Thời điểm rời nhà, bé L. mặc áo phông đỏ có dòng chữ “Gateway”. Gia đình cũng chuẩn bị cho bé L. 1 áo phông màu ghi khác có dòng chữ “Gateway”, sách vở vào ba lô trước khi tới trường.

Khi lên xe, bé L. ngồi hàng ghế thứ 4 từ trên xuống (xe có 5 hàng ghế). Vị trí bé L. ngồi trên trần ô tô có một quả bóng bay màu vàng. Quả bóng bay này do một học sinh khác lấy ở sân trường mang lên ô tô từ một ngày trước (ngày 5/8).

Sau khi đủ học sinh lên xe, tài xế Phiến lái ô tô tới trường Gateway, có trụ sở số 89 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tới trường, tài xế Phiến dừng ô tô ở cổng phụ và vẫn ngồi ở ghế lái, bà Quy mở cửa cho các cháu xuống. Bà Quy bế và dắt hai bé sinh đôi xuống trước vì cháu quấy, sau đó không kiểm tra bên trong xe còn học sinh hay không mà đóng ngay cửa xe, để quên bé L. trong ô tô.

Tài xế Phiến cũng không kiểm tra lại mà lái ô tô về ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền gửi. Sau khi dừng đỗ, tài xế Phiến xuống xe, tắt máy, bấm khóa tự động rời đi, không kiểm tra khoang hành khách, không vệ sinh trong ngoài ô tô.

Cũng theo kết luận điều tra, mặc dù không kiểm đếm học sinh khi xuống xe nhưng bà Quy vẫn ghi vào sổ nhật ký xe bus là học sinh đi thực tế là 13, không có học sinh xuống muộn dẫn đến để quên bé L. trên ô tô.

Đối với tài xế Phiến, đã bất cẩn, cẩu thả sau mỗi lượt xe hoạt động, không kiểm tra khoang hành khách, không vệ sinh trong ngoài ô tô, tin tưởng bà Quy đã kiểm tra, kiểm đếm đủ học sinh khi xuống xe nên đã khóa cửa, không phát hiện cháu L. còn bên trong.

Cơ quan điều tra xác định, hành vi của bà Quy, ông Phiến đã cấu thành tội “Vô ý làm chết người”, quy định tại Điều 128 - Bộ luật Hình sự.

Còn đối với cô Nguyễn Thị Thủy, Chủ nhiệm lớp 1 Tokyo trường Gateway, cơ quan chức năng kết luận, khoảng 7h50 ngày 6/8, cô Thủy vào lớp điểm danh, phát hiện bé L. vắng nhưng không ghi sĩ số, không cập nhật kết quả lên hệ thống, phần mềm của nhà trường.

Gần trưa, nhân viên giáo vụ nhà trường nhắc nhở và hướng dẫn Thủy cập nhật sĩ số điểm danh lên hệ thống. Sau đó, cô Thủy cập nhật nhưng đề bé L. vắng có lý do lên hệ thống quản lý học sinh của nhà trường.

Đến chiều cùng ngày, khi đón các học sinh về, bà Quy phát hiện bé L. nằm bất tỉnh trong ô tô, sau ghế lái. Dù được nhân viên y tế tại trường sơ cứu và đưa vào viện nhưng bé L. được chẩn đoán “ngừng tuần hoàn ngoại viện”.

Sau khi xảy ra sự cố, cô Thủy nhờ nhân viên giáo vụ kiểm tra lại cập nhật điểm danh học sinh trên phần mềm. Tại cơ quan Công an, Thủy khai biết rõ học sinh vắng mặt không lý do nhưng không liên lạc, trao đổi với gia đình dẫn đến không phát hiện ra sự việc bé L. bị bỏ quên trong ô tô. 

Sau nhiều tháng điều tra, cơ quan công an cho biết, bé L. tử vong do suy hô hấp - tuần hoàn do sốc nhiệt trong không gian không giới hạn, loại trừ nguyên nhân tử vong do tác động ngoại lực.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm