| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 13/12/2017 , 07:26 (GMT+7)

07:26 - 13/12/2017

Vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh lại thêm một lần 'nóng bỏng'!

Nói gì thì nói, không có chuyện bộ hồ sơ Trịnh Xuân Thanh lại “mất” một cách “trớ trêu ” như thế được và càng không có chuyện những người liên quan như cán bộ trực tiếp quản lý hồ sơ và cả Vụ trưởng và Thứ trưởng phụ trách trong thời điểm hồ sơ thất lạc lại không chịu trách nhiệm gì.

Lại thêm một lần nữa, ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị làm rõ vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh tại bộ này. Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 10 ngày (lần trước là 1/12 và lần này là 12/12), trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đều mong muốn cơ quan công an vào cuộc.

Ông Thăng còn nói thẳng là vào thời điểm phát hiện mất hồ sơ, ông không phụ trách Vụ Chính quyền địa phương (nơi quản lý hồ sơ Trịnh Xuân Thanh) mà là người đồng cấp Trần Anh Tuấn.

“Tại thời điểm tháng 6/2016, cá nhân tôi không phụ trách Vụ Chính quyền địa phương nữa (tôi được phân công lại lĩnh vực phụ trách từ tháng 4/2016). Từ 15/4/2016 đến nay, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn phụ trách Vụ Chính quyền địa phương”, ông Nguyễn Duy Thăng cho biết.

Có một loạt câu hỏi mà ông Thăng đặt ra, đó là “xem trên facebook, xem trên báo có nhiều người nói mất hồ sơ này ai được lợi, ai thiệt, trách nhiệm thuộc về ai? Nay tôi trả lời rõ ràng như vậy. Đương nhiên, tại thời điểm mất hồ sơ, tôi không phụ trách Vụ chính quyền địa phương”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng tiếp tục khẳng định.

Những suy luận của Thứ trưởng Thăng làm người viết bài này chợt nhớ một câu chuyện đọc từ ngày còn bé, hình như trong cuốn “Cổ học tinh hoa”. Đại loại là một hôm, nhà vua thấy cát trong bồn tắm, hỏi: Có cát trong bồn, người phụ trách sẽ mất chức, ai được lợi? Bèn lôi người phó đánh 50 gậy, hỏi: Sao bỏ cát vào trong bồn tắm? Dạ, người phụ trách mất chức thì con được lên thay. Người xưa kết luận, ai được hưởng lợi từ vụ việc này ắt đó là nguyên nhân.

Có lẽ đối với vụ việc này, nếu trả lời được câu hỏi của Thứ trưởng Thăng: “Ai được lợi, ai thiệt” là sẽ ra đáp số.

Nói thẳng ra, vụ mất hồ sơ này không là ngẫu nhiên bởi xin khẳng định lại, bộ hồ sơ cán bộ không phải là cái kim để có thể lẫn vào đâu đó và càng không phải kim cương để cho một tên đạo tặc nào đó lẻn vào tận kho lưu trữ của Bộ Nội vụ mà lấy về… bán cho bà đồng nát.

Cho nên, khó có thể biện minh nó mất là bởi sự “vô tình” được.

Trở lại với trả lời của Thứ trưởng Thăng thì từ 15/4/2016, ông Thăng không còn phụ trách Vụ chính quyền Địa phương. Có lẽ cũng cần lưu ý trước tháng 6, Trịnh Xuân Thanh ứng cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội, khoảng đầu tháng 6 mới xuất hiện vụ xe biển xanh của Trịnh Xuân Thanh và gần giữa tháng 6/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới yêu cầu làm rõ vụ việc.

Có lẽ vì lý do này, Thứ trưởng Thăng mới nhiều lần đề nghị Bộ Công an vào cuộc và còn đề nghị trong trường hợp thấy có vấn đề thì cơ quan chức năng sẽ truy tố chuyện mất hồ sơ?.

Tóm lại, không khó để nhận thấy trong hai lần trả lời báo chí, ông Thăng đều nói rằng thời điểm phát hiện hồ sơ bị thất lạc, ông không còn phụ trách Vụ chính quyền Địa phương và mong muốn cơ quan công an vào cuộc.

Theo người viết bài này, làm rõ đúng sai là một yêu cầu chính đáng. Vì thế, Bộ Nội vụ nên mời công an vào xác minh làm rõ “ai được lợi, ai thiệt, trách nhiệm thuộc về ai?”.

Nói gì thì nói, không có chuyện bộ hồ sơ Trịnh Xuân Thanh lại “mất” một cách “trớ trêu ” như thế được và càng không có chuyện những người liên quan như cán bộ trực tiếp quản lý hồ sơ và cả Vụ trưởng và Thứ trưởng phụ trách trong thời điểm hồ sơ thất lạc lại không chịu trách nhiệm gì, phải không các bạn?

 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm