| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 04/03/2013 , 10:16 (GMT+7)

10:16 - 04/03/2013

Vừa nhắm mắt, vừa... kiến nghị

Hiệp hội BĐS TP.HCM vừa kiến nghị đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên với kỳ vọng người dân sẽ rút tiền khỏi ngân hàng và đổ vào BĐS.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa kiến nghị đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên với kỳ vọng người dân sẽ rút tiền khỏi ngân hàng và đổ vào thị trường bất động sản (BĐS) đang đóng băng.

Người đứng đầu tổ chức trên cho rằng BĐS là xương sống của nền kinh tế thế nhưng khung xương đó lại đang rệu rã bởi người dân thờ ơ, quay lưng với thị trường suốt một thời gian dài. Ông này cũng cho rằng tình trạng đang diễn ra là do lỗi của… người dân không chịu mua nhà mà chỉ chăm chăm gửi tiết kiệm để hưởng lãi thực dương (lãi suất tiền gửi cao hơn tỷ lệ lạm phát) nên đã mạnh dạn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Bộ Xây dựng có “biện pháp mạnh” để người dân phải rút tiền ra khỏi ngân hàng và đổ vào BĐS.

Ngay lập tức, kiến nghị và những giải thích vô lý của vị đại diện Hiệp hội BĐS TP.HCM đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân thuộc mọi tầng lớp.

Sự vô lý thể hiện ở chỗ Hiệp hội BĐS TP.HCM đã đặt lợi ích của mình lên quá cao, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức khác phải hy sinh để phục vụ cho lợi ích của mình. Đây là biểu hiện rõ ràng của “lợi ích nhóm”, mà trong trường hợp cụ thể này là một tập hợp của các cá nhân, tổ chức kinh doanh BĐS trên địa bàn TP.HCM.


Ảnh minh họa

Sự vô lý còn thể hiện ở chỗ Hiệp hội này liên tục đưa ra những kiến nghị nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để “cứu” mình như kiến nghị các ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho vay để mua nhà, kiến nghị Chính phủ chi tiền kích cầu BĐS…

Trong khi đó, những việc mà họ có thể tự thân vận động như chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nhà đất, đồng thời hạ giá bán về mức hợp lý… thì lại lờ đi. Điều đáng nói là trong suốt thời gian “sốt” BĐS, họ đã thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ việc thổi giá nhà đất lên mức cao ngất ngưởng mà chẳng nghĩ đến lợi ích của khách hàng cũng như nền kinh tế. Thế nhưng khi thị trường lâm vào khó khăn, họ lại đòi hỏi người dân cả nước phải “chung tay góp sức” với mình.

Xét về mặt luật pháp, kiến nghị trên có dấu hiệu vi phạm một loạt các quy định về hoạt động của hội, quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định về thuế...

Cụ thể, theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì các hội có quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên trên cơ sở “không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác”. 

Còn kiến nghị của Hiệp hội BĐS TP.HCM, nếu được thực thi, sẽ phương hại đến lợi ích hợp pháp của ít nhất hai nhóm đối tượng là những người gửi tiền và ngân hàng có số lượng áp đảo so với chỉ vài chục thành viên của Hiệp hội.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng có trách nhiệm “bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng”. Nếu thực hiện kiến nghị của Hiệp hội BĐS TP.HCM, các ngân hàng thương mại phải báo cáo số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng cho các cơ quan khác như Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thuế… để làm căn cứ thu thuế.

Việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm cũng khiến nảy sinh tình trạng thuế chồng thuế vì ngay khi nhận các khoản tiền lương, thưởng, người dân đã phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế là nộp thuế thu nhập cá nhân.

Xét về mặt xã hội, kiến nghị nếu được thực thi, sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt mà tác động của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với số tiền không đáng kể ngành thuế có thể thu được.

Đối với nhiều người về hưu, mất sức lao động thì lãi từ tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là nguồn thu nhập lớn nhất để họ trang trải chi phí sinh hoạt. Đánh thuế tiền gửi sẽ khiến họ chịu nhiều thiệt thòi, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến tính công bằng và nghiêm minh của xã hội.

Trong khi đó, tiền thuế từ lãi tiền gửi ngân hàng, nếu thu được, cũng không đáng là bao. Với mỗi sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và mức lãi suất 9%/năm, mỗi khách hàng cũng chỉ nhận được 3,75 triệu đồng/tháng, số tiền không lớn so với chi phí sinh hoạt đang ngày một đắt đỏ. Nếu Tổng cục Thuế áp mức thuế suất 5% thì mỗi tháng cũng chỉ thu được 18.000 đồng.

Đấy là còn chưa kể đến việc người dân sẽ tìm cách “né” khoản thuế vô lý đó bằng cách chia tách nhỏ các sổ tiết kiệm có giá trị cao hơn mức khởi điểm áp thuế là 500 triệu đồng. Lúc đó thay vì gửi một sổ tiết kiệm 700 triệu, người dân sẽ chia thành 2 sổ tiết kiệm với số dư nhỏ hơn.

Như vậy, Nhà nước chẳng những không thu được đồng thuế nào lại còn phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề của dư luận vì đã đồng tình, ủng hộ cho 1 kiến nghị vô lý.

Đứng trên góc độ một tổ chức xã hội thì việc đưa ra kiến nghị để bảo vệ lợi ích thành viên của mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những người đứng đầu các tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp cũng cần lưu ý rằng tổ chức được bầu ra nhằm hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của các thành viên chứ không phải được bầu ra để “bảo kê” cho hành động sai trái hay những tham vọng vô độ của các thành viên.

Bởi thế, thay vì vừa… nhắm mắt vừa đưa ra những kiến nghị vô lý khiến dư luận bất bình, các Hiệp hội nên chú trọng tới việc quản lý thành viên của mình hoạt động đúng pháp luật thì hơn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm