| Hotline: 0983.970.780

Vườn vải xuất khẩu đi Nhật Bản được chăm sóc đặc biệt thế nào?

Thứ Hai 22/06/2020 , 10:29 (GMT+7)

Những khu vườn này nằm trong số 100 ha vải thiều tại Bắc Giang được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản.

Thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn là một trong những địa phương có vườn vải thiều được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản. Những cây vải ở đây được chăm sóc đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn của phía Nhật Bản đưa ra về dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, chất lượng, màu sắc... 

Cụ thể, Sở NN-PTNT Bắc Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha. Năm nay, sản lượng vải thiều xuất đi thị trường cao cấp này dự kiến sẽ khoảng 600 tấn.

Phía Nhật Bản yêu cầu vườn trồng vải thiều phải đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc, phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật kí sản xuất và được Cục Bảo vệ thực (Bộ NN-PTNT) vật kiểm tra, cấp mã số. Về quản lí sinh vật gây hại, áp dụng biện pháp quản lí tổng hợp đối với ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis). 

Về an toàn thực phẩm, trên các vườn trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản, tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, đồng thời tuân thủ nguyên tắc bốn đúng để đảm bảo đáp ứng qui định của Nhật Bản, về mức dư lượng tối đa cho phép đối với quả vải tươi xuất khẩu. 

Phía Nhật cũng quy định chi tiết đối với cơ sở xử lí xông hơi khử trùng, cơ sở đóng gói, bao bì và ghi nhãn, việc kiểm tra kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu đối với quả vải thiều tươi của Việt Nam. Khi thị sát các cơ sở khử trùng, chuyên gia Nhật kiểm tra rất kỹ các khâu, từ độ kín buồng khử đến việc tính toán liều lượng thuốc khử trùng và khả năng vận hành chính xác. 

Chiều 19/6 vừa qua, lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam được xuất sang Nhật bằng đường hàng không. Cục Bảo vệ thực vật đã cùng chuyên gia giám sát 2 lô vải đầu tiên của Công ty Xuất khẩu Ameii (trọng lượng 1.075 kg) và Công ty Chánh Thu (trọng lượng 1.000 kg) đi Nhật Bản. Tiếp sau đó là lô hàng của Aeon (trọng lượng 352 kg). 

Đến ngày 21/6, gần 2,5 tấn vải thiều đầu tiên xuất sang Nhật Bản đã hoàn thành thủ tục hải quan, chờ phân phối tại siêu thị. Trong đó, các đơn vị nhập khẩu tiên của Nhật Bản là Sunrise farm và Yufruits Co Ltd,. Theo kế hoạch xuất khẩu đã đăng ký, đây cũng là 2 nhà nhập khẩu và phân phối chính sản phẩm quả vải tươi của Việt Nam trong niên vụ 2020. 

Trước đó, ngày 15/12/2019, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã đồng ý với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản, hoàn tất quá trình mở cửa thị trường bắt từ năm 2017. 

Để chuẩn bị cho vụ xuất khẩu đầu tiên, từ 12/2019, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang để hướng dẫn quy trình trồng chăm sóc quả vải và cùng đơn vị có liên quan cùng thiết kế xây dựng 3 buồng khử trùng đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản. 

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có diện tích trồng vải thiều lớn nhất cả nước 28.000 ha. Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bắc Giang là 15.000 ha, sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn sẽ phục vụ các thị trường cao cấp.

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Ảnh 14:13

Đây là hoạt động ý nghĩa của Quảng Trị Marathon 2024 để bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Ảnh 23:40

Biển Cửa Việt nằm ở vị trí thuận tiện, giao thông đi lại thuận lợi, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km về phía đông, thuộc địa phận Gio Việt, huyện Gio Linh.

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 14:49

Quảng Trị Marathon 2024 đưa các vận động viên men theo dòng sông Thạch Hãn và qua các địa danh lịch sử hào hùng của đất lửa Quảng Trị.

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

Ảnh 14:26

Trong đêm, sáu nhà dân ở phường Vạn An, TP Bắc Ninh bị sạt lở xuống sông Cầu, nhà chức trách đã di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Ảnh 11:00

Tháng 4, mùa kiến nở rộ đẻ trứng cũng là dịp người dân ở Tuyên Quang đi thu hoạch trứng về làm bánh trứng kiến, món ăn thơm ngon, độc đáo của người vùng cao.

Xem người Mông hái chè Shan tuyết cổ thụ

Xem người Mông hái chè Shan tuyết cổ thụ

Ảnh 07:04

YÊN BÁI Nắng ấm, những lộc trời từ cây chè Shan tuyết cổ thụ trên các dãy núi ở Suối Giàng bật nở, mang đến mùa no ấm cho người Mông nơi đây.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm