| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 23/08/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 23/08/2017

Xấu hổ, nhục nhã với những hình ảnh 'người Việt xấu xí' ở nước ngoài

Một bức ảnh được đăng trên tờ Apple Daily của Đài Loan, đang khiến bất cứ người biết tự trọng, có liêm xỉ nào của Việt Nam cũng cảm thấy xấu hổ, bức xúc những ngày này.

Trong ảnh là hai người Việt Nam đang thản nhiên, vô tư đi tiểu xuống hồ Nhật Nguyệt, một điểm du lịch nổi tiếng của xứ Đài. Bài báo cho biết thêm: Nhóm du khách Việt trên có khoảng 30 người, một số đàn ông trong nhóm đã đi tiểu xuống hồ, trong khi nhà vệ sinh công cộng chỉ cách đó chừng 200 m.

Hai người Việt Nam đang thản nhiên, vô tư đi tiểu xuống hồ Nhật Nguyệt

Thật là xấu hổ. Thật là nhục nhã. Sang nước ngoài du lịch là “mang chuông đi đấm xứ người”, không chỉ là tham quan phong cảnh xứ người, khám phá văn hóa xứ người, mà còn là quảng bá văn hóa, quảng bá nhân cách Việt Nam. Thế nhưng không ít người Việt không hề biết đến liêm xỉ, không hề có lòng tự trọng, không hề biết đến thể diện quốc gia, ở trong nước thì đeo bám, chặt chém khách nước ngoài, cuốc Taxi chỉ 5 km, dăm chiếc bánh rán mà chém khách đến 700 ngàn đồng. Bữa ăn chỉ vài triệu đồng nhưng khi khách đưa thẻ thì quệt thẻ trừ của khách đến trên 600 triệu...

Ra nước ngoài thì vứt rác, hút thuốc lá, nói chuyện ầm ĩ, tranh dành nhau lên các phương tiện giao thông công cộng, đi tiểu bừa bãi nơi công cộng, hay thê thảm hơn nữa như chuyện dưới đây, được ông Trương Văn Món, giám đốc trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Chăm, kể: Vào dịp quốc khánh 2/9, đại sứ quan Việt Nam tại Malaysia tổ chức sự kiện rất lớn, có mời đại diện Đại sứ quan các nước và một số người Việt đang lao động, học tập tại nước này. Lễ kỷ niệm tổ chức trong hội trường, còn tiệc đứng tổ chức ngoài trời. Lễ chưa dứt, những người Việt đã tràn ra ngoài trời, tranh dành, xô đẩy, trèo cả lên người nhau để dành dật thức ăn.

Chỉ trong chốc lát, đồ ăn hết nhẵn, khách mời trơ mắt. Trước việc làm nhục nhã, xấu hổ ê chề trên, đại diện đại sứ quán Việt Nam đành chắp tay, cúi đầu xin lỗi quan khách. Năm sau, rút kinh nghiệm, sứ quán đã đề phòng, tổ chức tiệc đứng một nửa ở trong hội trường, một nửa ở ngoài. Nhưng tình hình cũng chẳng khá hơn. Tranh dành, vơ vét hết đồ ăn ở bên ngoài, những người Việt được mời đã tràn vào hội trường, tiếp tục tranh dành nhau vơ vét. Chỉ một loáng, đồ ăn cũng hết nhẵn. Nhìn cảnh đó, rất nhiều khách mời đã nhún vai, lắc đầu.

Thật là lạ. Những người Việt Nam được sứ quán mời đến dự sự kiện chắc chắn là những người có học, có văn hóa, được chọn lọc. Thế mà không hiểu sao họ lại có thái độ như thế trước miếng ăn? Tuy nghèo, nhưng người Việt có câu “Nhịn miệng đãi khách đường xa”. Đằng này...

Không biết sự kiện 2/9 năm nay, tình trạng trên có còn lặp lại không?

Những người có hành vi trên, có biết rằng chính họ đã bôi nhọ hình ảnh đất nước, một đất nước có 4000 năm văn hiến rực rỡ, không? Có cách gì để mỗi người Việt ra nước ngoài hay tiếp xúc với người nước ngoài, việc đầu tiên là nghĩ đến hình ảnh của quốc gia, dân tộc?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm