| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 29/11/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 29/11/2017

Xếp lương giáo viên cao nhất ..., bánh vẽ hay hiện thực?

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa trình bày, có một điểm khiến dư luận bị “đốt nóng” suốt một tuần qua.

Đó là: Xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp.

Hai triệu nhà giáo từ tiểu học tới đại học đang nghển cổ trông chờ, với một niền háo hức khôn tả. Mấy chục năm qua, lương và đời sống giáo viên luôn luôn là một đề tài nóng, từ xã hội tới diễn đàn Quốc hội và rất nhiều diễn đàn khác. Cùng là viên chức, nhưng giáo viên hiện đang là tầng lớp thu nhập thấp nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. Một nhà giáo có thời gian đứng lớp 15 năm, mới có mức lương trên 4 triệu đồng. Lương một Phó giáo sư đại học một năm chỉ khoảng trăm triệu, bằng một phần ba số tiền nuôi một chiếc xe công để phục vụ một ông lãnh đạo cấp huyện. Ngoài lương ra, các nhà giáo không còn bất cứ một khoản nào khác.

Tết đến, trong khi các cơ quan khác nhận nào tiền lương tháng thứ 13, nào tiền thưởng có khí đến vài ba chục triệu đồng, thì nhà giáo ngậm ngùi nhận dăm ba trăm ngàn hay túi mỳ chính, gói kẹo...Thu nhập thấp, nên xung quanh đời sống của nhà giáo có rất nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt”. Rằng xã nọ có nghề khâu nón. Buổi sáng lên lớp, cô giáo ra bài tập cho học sinh tự làm rồi...Gục xuống bàn ngủ say sưa, trống báo hết giờ cũng không hay biết. Hỏi ra mới rõ, suốt đêm qua cô đã thức trắng để khâu nón, lấy thêm tiền để duy trì cuộc sống. Hay chuyện tan tiết học cuối, thầy giáo xách vội xe máy ra ngã ba đường đứng ngóng khách, hy vọng kiếm được vài “cuốc” xe ôm, để tăng thêm thu nhập, rồi không may lại gặp đúng một học trò vừa nghe mình giảng bài có nhu cầu đi xe...

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, sinh ra không biết bao nhiêu là tiêu cực, nào ép học sinh học thêm, nào lạm thu và không biết bao nhiêu khoản đóng góp khác...Không đầu năm học nào mà trên báo chí không râm ran chuyện lạm thu.

Xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp. Ô kê! Một khi đời sống được nâng cao, các nhà giáo sẽ yên tâm hơn, toàn tâm tòan ý hơn trong sự nghiệp “trồng người”. Nhưng vấn đề là tiền đâu? Bởi nếu chỉ cần tăng bình quân cho mỗi nhà giáo 1 triệu đồng mỗi tháng thôi, thì với 2 triệu nhà giáo trên cả nước, mỗi tháng đã mất 2.000 tỷ, mỗi năm mất 24.000 tỷ rồi. Ngân sách đang như một tấm chăn hẹp. Trong khi để có được 11.000 tỷ đồng để tăng mỗi hệ số lương cơ bản từ 1.210.000 lên 1.300.000 đồng, Quốc hội đã phải nâng lên đặt xuống, bàn nát nước nát cái nhiều ngày.

Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII, năm 1996 đã đề ra nhiệm vụ tăng lương, nâng cao đời sống cho giáo viên. Chiếc bánh vẽ đó, các nhà giáo đã gặm nhấm đến mòn răng suốt 21 năm qua rồi. Nay, chiếc bánh vẽ do Bộ GD&ĐT vừa đưa ra, liệu có biến thành bánh thật?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm