| Hotline: 0983.970.780

Xét xử vụ án đặt bom xăng trong sân bay Tân Sơn Nhất

Thứ Ba 26/12/2017 , 20:30 (GMT+7)

Ngày 26/12, TAND TP.HCM đưa vụ án đặt bom xăng trong sân bay Tân Sơn Nhất ra xét xử sơ thẩm gồm 15 bị cáo bị truy tố về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; 1 bị cáo bị truy tố về tội không tố giác tội phạm.

14-35-15_1
Quang cảnh phiên tòa

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Đào Minh Quân là người cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài. Từ năm 2016, Quân móc nối với Phạm Lisa lôi kéo nhiều người thông qua mạng xã hội thành lập các "nhóm hành động" để thực hiện các vụ khủng bố. Khoảng giữa tháng 4, theo chỉ đạo của Phạm Lisa, Thiện cùng đồng phạm nghiên cứu mua vật liệu chế tạo bom xăng, kích nổ bằng điều khiển từ xa với mục đích gây cháy nổ sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp lễ 30/4. Thiện được Phạm Lisa chuyển cho gần 12 triệu đồng để mua nguyên liệu.

Phạm Lisa cũng cử Ngô Thụy Tường Vy, Trương Tấn Phát, Nguyễn Thị Chung cùng tham gia. Theo kế hoạch, Thiện chuẩn bị 2 quả bom xăng được ngụy trang trong hai thùng carton cho nổ trong sân bay vào tối 22/4. Trong đó, Thiện đặt một quả ở tầng 3 nhà giữ xe, quả còn lại Vy sẽ đặt tại cột số 9 ga quốc tế.

Khoảng 6h chiều ngày 22/4, Thiện chở hai thùng carton đến công viên Hoàng Văn Thụ giao cho Vy và Phát một thùng và hướng dẫn cho đồng phạm cách kích nổ. Tuy nhiên, sợ sự việc gây hậu quả nghiêm trọng, Phát tháo pin ra khỏi máy điều khiển từ xa để không kích nổ bom xăng. Sau đó, cả hai chở vào sân bay đặt thùng carton tại vị trí như kế hoạch. Hơn một giờ sau, hành khách ngồi ở nhà ga quốc tế phát hiện thùng carton có dấu hiệu bất thường nên đã báo an ninh hàng không.

Cùng thời điểm, Thiện mang quả bom xăng còn lại vào tầng 3 nhà gửi xe rồi đi xuống tầng trệt kích hoạt nhưng do khoảng cách xa không truyền được tín hiệu nên bom xăng không nổ.

Lúc này, được Phát thông báo quả bom xăng ở nhà ga quốc tế không hoạt động nên Thiện chuyển quả bom xăng ở nhà gửi xe tới cho Vy kích nổ. Quả bom xăng phát nổ làm hành khách xung quanh hoảng sợ bỏ chạy. An ninh sân bay sau đó phong tỏa hiện trường ngăn chặn hậu quả.

Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 29/12.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm